-
Chủ tịch Quảng Nam: Cương quyết khắc phục các dự án, công trình dang dở, gây lãng phí -
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Hôm nay (31/12), Bộ Kế hoạch và Đầu tư long trọng tổ chức Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Ngành Kế hoạch và Đầu tư (31/12/1945 - 31/12/2020) và Lễ đón nhận Huân chương độc lập Hạng Nhất.
Diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi cùng cả nước chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và kết thúc năm 2020 - một năm đầy khó khăn, thách thức nhưng đã gặt hái được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, đây cũng là dịp để toàn ngành Kế hoạch và Đầu tư ôn lại chặng đường lịch sử truyền thống vẻ vang 75 năm, tri ân sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với Ngành, tri ân những công lao, cống hiến, hy sinh của biết bao người con kế hoạch và đầu tư các thế hệ đối với sự lớn mạnh, trưởng thành và phát triển của Ngành.
Ảnh: Chí Cường |
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, suốt chặng đường 75 năm qua, quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của ngành Kế hoạch và Đầu tư và Thống kê luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Vì thế trong những thành tựu phát triển đất nước, có dấu ấn và đóng góp quan trọng của nhiều thế hệ cán bộ trong Ngành qua các thời kỳ.
Từ thời kỳ bảo vệ chính quyền, giữ nước và đấu tranh giải phóng miền Bắc (1945-1954) đến quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam (1954-1975) và sau này là giai đoạn thống nhất đất nước, khôi phục và phát triển kinh tế, (1976-1985) và đặc biệt là công cuộc Đổi mới, bắt đầu từ năm 1986 đến nay.
Ảnh: Chí Cường |
Dù trong thời kỳ nào, Ngành cũng có những đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước đề ra, góp phần quan trọng vào thắng lợi trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Những nỗ lực ấy góp sức đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển, thu nhập thấp trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, với vị thế quốc gia ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.
Tham dự sự kiện có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; đồng chí Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM; đồng chí Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Nguyễn Đức Kiên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự sự kiện Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Ngành Kế hoạch và Đầu tư (31/12/1945 - 31/12/2020) và Lễ đón nhận Huân chương độc lập Hạng Nhất (Ảnh: Đức Thanh) |
Tham dự sự kiện còn có các Bộ trưởng, Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, Đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao, các cơ quan quốc tế, đối tác phát triển...
Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có sự tham dự của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng; các nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng: Trần Xuân Giá, Võ Hồng Phúc, Bùi Quang Vinh; lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư qua các thời kỳ, lãnh đạo ngành kế hoạch, đầu tư và thống kê...
Ảnh: Chí Cường |
12/31/2020 10:06
Một lần nữa trọng trách lại được giao cho ngành Kế hoạch và Đầu tư
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, trong Thư chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương sự nỗ lực, phấn đấu cũng như những đóng góp to lớn của Ngành trong 75 năm qua.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đọc Thư chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Đức Thanh) |
Đánh giá đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới, với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, cũng như đang chuẩn bị tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, "trong bối cảnh đó, một lần nữa trọng trách lại được giao cho ngành Kế hoạch và Đầu tư trong việc tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và hoạch định luật pháp, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới".
"Nhiệm vụ của Ngành là rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang, tôi tin tưởng rằng với truyền thống 75 năm bản lĩnh, trí tuệ, luôn tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, toàn Ngành sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ.
Ảnh: Chí Cường |
Khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp của Đảng và Nhà nước
Ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành Kế hoạch và Đầu tư, trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau khi giành được độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết, tiền thân của cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, các Tiểu ban chuyên môn, đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Ngay từ khi được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò, trọng trách và tầm quan trọng của công tác tham mưu, kế hoạch, kiến thiết. Người nhấn mạnh: “sự nghiệp kiến quốc cần phải có một chương trình cụ thể được nghiên cứu một cách kỹ càng” và giao nhiệm vụ “Nghiên cứu một kế hoạch thiết thực để kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, hành chính, xã hội, văn hoá và thảo ra những đề án kiến thiết đưa lên Chính phủ”.
“Trong suốt chặng đường 75 năm qua, quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của ngành Kế hoạch và Đầu tư luôn gắn liền với những mốc son lịch sử phát triển đất nước và dân tộc, với những dấu ấn và đóng góp quan trọng của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành Kế hoạch và Đầu tư”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Bộ trưởng nhấn mạnh, ngành Kế hoạch và Đầu tư luôn khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp, xứng đáng với niềm tin của Đảng và Nhà nước, hoàn thành xuất sắc mọi trọng trách được giao, góp phần quan trọng vào thắng lợi trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; từ một nước kém phát triển, thu nhập thấp trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình như ngày hôm nay.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (Ảnh: Đức Thanh) |
Tự hào vai trò tiên phong xây dựng tầm nhìn phát triển đất nước
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nhìn lại chặng đường 75 năm qua, trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, với mỗi tên gọi khác nhau, dù chức năng, nhiệm vụ có thay đổi, nhưng ngành Kế hoạch và Đầu tư luôn tự hào giữ vai trò tiên phong trong xây dựng tầm nhìn phát triển của đất nước, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm để bảo đảm thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược; triển khai nhiều cải cách, đột phá, đóng góp đặc biệt quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước giao phó, trong đó nổi bật nhất là 03 nhiệm vụ chính trị then chốt, xuyên suốt cả chặng đường xây dựng và phát triển của ngành:
Một là, thực hiện tốt chức năng cơ bản của ngành là quản lý nhà nước về công tác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội.
Hai là, thực hiện tốt chức năng tham mưu tổng hợp, chiến lược cho Đảng và Nhà nước về thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Ba là, thực hiện tốt vai trò “tổng tham mưu trưởng”, chủ trì, điều phối, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương và địa phương, tổ chức tốt công tác theo dõi, nắm bắt tình hình, nghiên cứu, xây dựng, tham mưu các giải pháp, chính sách trong điều hành, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, ứng phó với các biến động của bối cảnh trong nước và quốc tế, duy trì và thúc đẩy đà tăng trưởng nhanh, bền vững của nền kinh tế.
“Thật tự hào trong những thành tựu to lớn của đất nước, đã có sự đóng góp tích cực của Ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê, là cái nôi nuôi dưỡng và đóng góp cho Đảng, Nhà nước nhiều cán bộ Lãnh đạo kiệt xuất, như nguyên Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.
Bộ trưởng cho biết, 75 năm qua, với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp và hoạch định chiến lược của Đảng và Nhà nước, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của toàn ngành luôn đề cao trách nhiệm chính trị, phát huy bản lĩnh, trí tuệ tập thể, không ngừng đổi mới tư duy, cộng hưởng tài năng và công sức, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê là cái nôi đóng góp cho Đảng, Nhà nước nhiều cán bộ lãnh đạo kiệt xuất (Ảnh: Đức Thanh) |
Đặc biệt, trong nhiệm kỳ vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, toàn Ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê, với bản lĩnh, trí tuệ và sự đổi mới không ngừng nghỉ của mình, hơn lúc nào hết đã ngày càng khẳng định được vai trò “kiến trúc sư trưởng của nền kinh tế”.
Ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê đã có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thông thoáng, cởi mở, theo hướng kiến tạo phát triển; chủ động tham mưu, đề xuất những giải pháp, chính sách có tính chất nền tảng để nền kinh tế vững tin tiến về phía trước, nhất là Chiến lược quốc gia về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia...
Với sự nỗ lực, đóng góp quan trọng của Ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê, đất nước chúng ta đã vững bước trên con đường đổi mới, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng. Đến năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD.
“Bộ Kế hoạch và Đầu tư ý thức được rằng, để có được những thành tựu như vậy, toàn ngành đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đặc biệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, sự nỗ lực, cống hiến của các đồng chí lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư qua các thời kỳ, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của toàn ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các Khu kinh tế, Khu công nghiệp ở các địa phương”, Bộ trưởng nói.
Từng cán bộ phải duy trì được bản lĩnh, bước đi tiên phong với tầm nhìn mới và tư duy đổi mới sáng tạo
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2021 là năm khởi đầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, đặt ra nhiều yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, vừa phải hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2021, vừa làm tốt công tác chuẩn bị và sẵn sàng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của cả giai đoạn.
Đưa ra một số nhận định về bối cảnh thế giới và trong nước trong giai đoạn mới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị toàn thể cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê cần tiếp tục kết thừa và phát huy truyền thống quý báu 75 năm xây dựng và phát triển.
“Từng cán bộ ngành kế hoạch phải duy trì được bản lĩnh kiên định, dám nghĩ dám làm; phải bước đi tiên phong với tầm nhìn mới và tư duy đổi mới sáng tạo; phải giữ một cái đầu lạnh để có thể tỉnh táo nhận định tình hình, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội; nhưng cũng cần một trái tim nóng để nêu cao tinh thần đoàn kết, không ngừng nỗ lực, khát vọng, biết đồng cảm, chia sẻ và cống hiến, hướng tới vì hạnh phúc của nhân dân và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được giao”, Bộ trưởng kỳ vọng.
Bộ trưởng cũng đề nghị phương châm hành động chung toàn ngành Kế hoạch và Đầu tư trong giai đoạn tới là “Phát huy truyền thống đoàn kết, trí tuệ, bản lĩnh; nêu cao tinh thần trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, chủ động, sáng tạo, hiệu quả, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị giai đoạn 2021-2025”.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, “những thế hệ tiếp theo của ngành sẽ tiếp nối gìn giữ truyền thống vẻ vang đó, xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân dành cho, quyết liệt hành động để đóng góp, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn”.
Để ghi nhận những cống hiến to lớn và thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời gian qua, hôm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vinh dự và tự hào được đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, Huân chương Độc lập Hạng Nhất cùng các quyết định khen thưởng thành tích của các tập thể, cá nhân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ảnh: Đức Thanh) |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ảnh: Đức Thanh) |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương cho Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng (Ảnh: Đức Thanh) |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng các cá nhân, tập thể được khen thưởng (Ảnh: Chí Cường) |
Xứng đáng vai trò thuyền trưởng dẫn dắt con tàu kinh tế
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, suốt 75 năm qua, các thế hệ cán bộ, công chức, người lao động ngành kế hoạch và đầu tư luôn thể hiện tinh thần tận tụy, trung thành, bản lĩnh vững vàng; là người lính xung kích trong đổi mới tư duy kinh tế, những người có tư duy nhạy bén, sắc sảo, nắm bắt nhanh các vấn đề mới; tiên phong trong đổi mới sáng tạo; là tổng tham mưu trưởng trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) của đất nước..., hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.
Năm 2020, dù trải qua muôn vàn khó khăn nhưng đất nước ta đạt được những thành tích và dấu ấn đặc biệt. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không hề nhụt chí, lùi bước, mà càng đoàn kết hơn, quyết tâm hơn, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức để có thành quả như ngày hôm nay. Thành quả đó tô điểm thêm cho tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, ý chí, khí chất của con người Việt Nam; nó chứng minh, không có khó khăn nào dân tộc ta không thể vượt qua, không thử thách nào nhân dân ta không dám đương đầu.
Nhân dịp này, Thủ tướng điểm lại 6 thành tích nổi bật của ngành kế hoạch và đầu tư. Đó là, được tin tưởng giao trọng trách chủ trì xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển KTXH qua các thời kỳ. Những chiến lược này là kim chỉ nam, định hướng phát triển, cụ thể hóa đường lối của Đảng trong phát triển đất nước từng chặng đường 10 năm trong thời kỳ Đổi mới. Mỗi kế hoạch 5 năm là bản lộ trình rõ ràng trong trung hạn, tạo ra bước tiến mới trong phát triển đất nước suốt thời kỳ Đổi mới.
Thứ hai, luôn nghiêm túc nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với tư duy đổi mới, đột phá trong cải cách thể chế kinh tế phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước.
Thứ ba, luôn là cơ quan được giao nhiều đề án quan trọng nghiên cứu các mô hình, định hướng phát triển đất nước với chất lượng được Đảng và Nhà nước đánh giá cao.
Đồng thời, Bộ cũng là một trong số các bộ, ngành luôn có số lượng đề án, báo cáo lớn nhất. Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn đi đầu trong nghiên cứu, triển khai các mô hình kinh tế mới, đột phá như: Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Đề án Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, Đề án đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Ảnh: Chí Cường) |
Thứ tư, đã chủ động nghiên cứu, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều cơ chế, chính sách mang tính đột phá, cải cách trong quản lý nhà nước về đầu tư, đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư toàn xã hội; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi; phát triển doanh nghiệp.
Thứ năm, luôn đổi mới và đi tiên phong cả về tư duy và hành động, hành động trách nhiệm và hiệu quả để tham mưu, đề xuất những chính sách, giải pháp điều hành KTXH kịp thời cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Thủ tướng lấy ví dụ, năm 2020 này, dịch COVID-19 bùng phát với tốc độ lây lan nhanh và sự nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử đã gây ra cuộc khủng hoảng y tế và suy thoái kinh tế nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Ngay từ thời điểm ban đầu và xuyên suốt quá trình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã luôn chủ động theo dõi, cập nhật sát tình hình dịch bệnh; đưa ra những đánh giá, dự báo về ảnh hưởng của đại dịch để kịp thời tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo, ban hành những định hướng, giải pháp chính xác, kịp thời nhằm hạn chế tối đa tác động của dịch bệnh đến nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống của người dân.
Thủ tướng cho rằng, “những kết quả đáng ghi nhận nêu trên đến từ tư duy của các đồng chí là cải cách phát triển và không ngừng đổi mới, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, không ngại khó, không ngại khổ, phát huy tinh thần trách nhiệm với Đảng, Nhà nước và nhân dân”.
Thứ sáu, ngành thống kê đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm thông tin thống kê, thể hiện rõ "con số biết nói" thông qua phân tích, giải thích, trình bày và tổ chức dữ liệu thống kê để phục vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Với những thành tựu to lớn đạt được, ngành kế hoạch và đầu tư đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác qua các năm, xứng đáng với vai trò thuyền trưởng dẫn dắt con tàu kinh tế ra khơi thuận lợi và thành công.
9 thách thức lớn
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, sau 35 năm đổi mới và 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 2016-2020, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Theo đó, Thủ tướng khái quát hóa thành 9 thách thức chủ yếu của chúng ta trong thập niên tới.
Một là, bối cảnh thế giới tiếp tục bất định, nhất là tác động của đại dịch COVID-19 và những căng thẳng địa chính trị mà chúng ta phải đối đầu.
Thứ hai, cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra cơ hội lớn cho các nước đang phát triển có thể đuổi kịp nước giàu nhưng cũng đi kèm theo nhiều thách thức bị bỏ lại, hoặc lệ thuộc lớn hơn vào nước giàu.
Thứ ba, thế và lực của nước ta mặc dù đã mạnh hơn trước nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhiều nút thắt vẫn chưa được khơi thông.
Thứ tư, nguy cơ tụt hậu, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn rất lớn, nhất là một số nhóm yếu tố, nhóm dễ bị tổn thương trước các biến động kinh tế.
Thứ năm, cạnh tranh giữa các đô thị trong khu vực, kể cả trong nước, trong việc trở thành các trung tâm giao dịch, trung tâm tài chính, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ngày càng lớn.
Thứ sáu, nhiều vấn đề văn hóa, xã hội, an ninh, nhất là an ninh phi truyền thống, an ninh mạng nổi lên, có thể đặt ra nhiều thách thức hơn dự báo.
Thứ bảy, chênh lệch giàu nghèo có xu hướng tăng lên theo vùng miền và giữa các nhóm, đi cùng sự gia tăng nhanh của tầng lớp trung lưu và giới siêu giàu.
Thứ tám, vấn đề nhân khẩu học, già hóa dân số với tốc độ nhanh chóng tạo áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội của nước ta.
Thứ chín, những thách thức về biến đổi khí hậu, môi trường, tài nguyên tăng lên.
Thủ tướng nêu rõ, ngành kế hoạch và đầu tư vinh dự là một trong số ít ngành có bề dày lịch sử đi cùng với chiều dài lịch sử ra đời của nước Việt Nam ta. Năm 2045 cũng là thời điểm kỷ niệm 100 năm ngành kế hoạch và đầu tư. “Câu hỏi đặt ra là tầm nhìn của ngành kế hoạch và đầu tư như thế nào vào năm 2045, vai trò, chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ như thế nào trong những thập niên tới?”. Thủ tướng đề nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải có tầm nhìn xa hơn các bộ, ngành khác, phải là bộ đi đầu trong đổi mới tư duy và lan tỏa tư duy đổi mới sáng tạo sang các bộ, ngành khác và các địa phương trong cả nước.
Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nêu định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, trong đó, định hướng thứ nhất là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế-chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Bộ nào sẽ tiên phong tham mưu cho Đảng và Chính phủ trong việc cụ thể hóa và thực hiện thành công định hướng này? Thủ tướng nêu câu hỏi và khẳng định, đó chắc chắn là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (Ảnh: Đức Thanh) |
Làm sao để giàu trước khi già chứ không phải già trước khi giàu
Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hiến kế để đạt được sự bứt phá cho các mục tiêu KTXH năm 2021 cũng như những giai đoạn tiếp theo gắn với những mục tiêu và tầm nhìn mà Đại hội Đảng lần thứ XIII tới đây sẽ đặt ra. Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh một số vấn đề trọng tâm mà ngành cần đặc biệt chú trọng.
Thứ nhất, thể chế là yếu tố quyết định sự tăng trưởng đột phá cho đất nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tham mưu để thể chế, pháp luật, chính sách trở thành đột phá cho các đột phá khác của Việt Nam hiện nay cũng như trong những năm tới.
Thứ hai, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hơn nữa, biến tài nguyên đổi mới sáng tạo trở thành một tài nguyên mới vô tận cho sự phát triển bền vững.
Thứ ba, làm sao để Việt Nam tránh các bẫy thu nhập trung bình, bẫy lao động giá rẻ, bẫy gia công giá trị thấp và thậm chí là bẫy rác thải công nghiệp.
Thứ tư, làm sao để không ai bị bỏ lại phía sau trên đường phát triển, tạo ra tăng trưởng bao trùm tốt hơn nữa.
Thứ năm, cụ thể hóa các nghị quyết của Đại hội Đảng, nghị quyết của Quốc hội một cách đầy đủ, kịp thời và xuyên suốt. Chẳng hạn làm sao để kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết 10 của Trung ương. Làm sao để thu hút được dòng vốn FDI chất lượng theo tinh thần Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị.
Thứ sáu, tận dụng được cơ cấu dân số vàng, để giàu trước khi già chứ không phải già trước khi giàu.
Thứ bảy, vừa phát triển mạnh mẽ tầng lớp trung lưu nhưng đồng thời cũng mang lại quyền lợi cho người lao động, cho nhân dân, không làm tăng sự phân hóa.
Thứ tám, đề xuất cơ chế phân cấp, phân quyền phù hợp, đồng thời gắn với cơ chế liên kết vùng, cơ chế tổ chức tài chính quản trị. Yêu cầu các vùng này không bị cát cứ như thời gian vừa qua, cát cứ nội vùng và liên vùng, không triệt tiêu động lực và lợi thế cạnh tranh của nhau, phát huy lợi thế kinh tế nhờ quy mô của toàn vùng.
Thứ chín, tận dụng được cơ hội của CMCN lần thứ 4, thực hiện quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số. Làm sao để cuộc cách mạng này lan tỏa rộng khắp trong nền kinh tế nước ta, phát huy hiệu quả tốt nhất ở nước ta.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tham mưu và chuẩn bị sẵn sàng các nền tảng để ngay sau khi Đại hội Đảng lần thứ XIII kết thúc, tinh thần các nghị quyết của Đại hội phải ngay lập tức đi vào thực hiện và cần phải tham mưu để đề xuất về mặt định hướng với sự kiên định và nhất quán về mục tiêu nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Tiếp thu, ghi nhận những ý kiến chỉ đạo sâu sắc, sát sao, chứa đựng nhiều tình cảm, niềm tin gửi gắm của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, toàn ngành sẽ tiếp tục phát huy truyền thống quý báu, tốt đẹp đã được hun đúc trong 75 năm hình thành, xây dựng và phát triển của Ngành, với nhiều đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước và dân tộc.
Bộ trưởng cũng đề nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê tiếp tục nỗ lực không ngừng, đoàn kết, tiên phong, phát huy bản lĩnh, trí tuệ tập thể, đi đầu trong đổi mới, cải cách và kiến thiết phát triển đất nước; tìm tòi những hướng đi mới, cách làm mới, mô hình mới, giá trị mới phù hợp với bối cảnh thực tiễn đất nước, phù hợp với quy luật khách quan, những kinh nghiệm và thông lệ tốt của quốc tế; tham mưu những quyết sách quan trọng để giúp đất nước khơi thông nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, nắm bắt, tận dụng hiệu quả được các cơ hội, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng; xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Cũng tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã trao tặng bằng khen, cờ thi đua cho các cá nhân, đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ảnh: Chí Cường |
Ảnh: Chí Cường |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện các tổ chức quốc tế (Ảnh: Chí Cường) |
.
-
Thu nhập bình quân của người lao động năm 2024 tăng 8,6% -
Chủ tịch Quảng Nam: Cương quyết khắc phục các dự án, công trình dang dở, gây lãng phí -
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
-
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV -
Đà Nẵng nêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả