-
Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang -
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore -
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Kiên quyết bỏ tư duy “không quản được thì cấm” -
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Tinh gọn bộ máy cần hành động quyết liệt theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng" -
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra
Dự thảo nghị quyết đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp ngày 3/11. |
Theo chương trình Kỳ họp thứ tám của Quốc hội, Dự thảo sẽ được trình Quốc hội vào sáng 13/11.
Tại tờ trình ngày 29/10, Chính phủ đề xuất đối với diện tích đất quốc phòng, đất an ninh đã được quy hoạch đưa ra khỏi đất quốc phòng, đất an ninh, phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở thì ưu tiên giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện dự án nhà ở thương mại để bán cho cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật và không phải thực hiện sắp xếp, xử lý tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Thẩm tra sơ bộ, bên cạnh các ý kiến tán thành, loại ý kiến thứ hai tại Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị không quy định nội dung này để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với phạm vi thí điểm.
Các ý kiến này cho rằng, trong quá trình xây dựng Luật Nhà ở năm 2023, sau khi cân nhắc nhiều mặt và trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn, Quốc hội đã luật hóa chính sách phát triển nhà ở xã hội cho lực lượng vũ trang nhân dân (không luật hóa chính sách phát triển nhà ở thương mại riêng cho lực lượng vũ trang nhân dân) để bảo đảm thực hiện chế độ ưu tiên, ưu đãi đối với lực lượng vũ trang nhân dân. Đối với nhà ở thương mại là hình thức phát triển nhà ở phục vụ toàn bộ xã hội, theo nguyên tắc thị trường, không nên và không hợp lý nếu có ưu tiên đặc thù về đối tượng thụ hưởng như chính sách về nhà ở xã hội.
Do đó, đề nghị thực hiện chung theo quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Quy định về nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân là chính sách mới trong Luật Nhà ở năm 2023, có hiệu lực từ 1/8/2024 nên cần có thời gian triển khai thực hiện để đánh giá việc đáp ứng nhu cầu nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, chưa thấy được sự cần thiết cũng như cơ sở thực tiễn để mở rộng các trường hợp thí điểm nhà ở thương mại cho lực lượng vũ trang nhân dân như đề xuất trong dự thảo Nghị quyết.
Hơn nữa, quy định Dự thảo Nghị quyết chưa bảo đảm hài hòa về chính sách nhà ở áp dụng cho cán bộ, công chức... trong hệ thống chính trị. Việc “thực hiện sắp xếp, xử lý tài sản công” không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết này – báo cáo thẩm tra sơ bộ nêu rõ.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ cũng cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế ủng hộ việc có chính sách nhà ở cho lực lượng vũ trang, tuy nhiên, chế độ sử dụng đất quốc phòng, an ninh đã được quy hoạch đưa ra khỏi đất quốc phòng, đất an ninh được quy định tại Luật Đất đai. Nghị quyết này chỉ thí điểm những nội dung về việc thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, do đó, quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết.
“Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị không quy định nội dung này trong dự thảo Nghị quyết. Có ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế tán thành với Tờ trình của Chính phủ nhưng đề nghị bổ sung nghiên cứu gắn với điều kiện chặt chẽ”, theo báo cáo.
Về nội dung này, cho ý kiến tại phiên họp ngày 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận: “Nghiên cứu ý kiến của cơ quan thẩm tra về đề nghị không quy định đối với đất quốc phòng, đất an ninh đã được đưa ra khỏi quy hoạch”.
Chính phủ sau đó đã có báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Ủy ban kinh tế của Quốc hội đối với Dự thảo, bao gồm cả đề nghị không quy định đối với đất quốc phòng, đất an ninh đã được đưa ra khỏi quy hoạch.
Theo Chính phủ, quy định tại Dự thảo nhằm tạo điều kiện để nhanh chóng đưa các diện tích đất quốc phòng, đất an ninh đã được quy hoạch đưa ra khỏi đất quốc phòng, đất an ninh để chuyển đổi thành đất ở vào sử dụng theo đúng mục đích đã được quy hoạch, tránh lãng phí nguồn lực đất đai, đồng thời tạo điều kiện để góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở, đất ở cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang.
Chính sách này đã được Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị tại Tờ trình số 3399/TTr-BCSĐCP ngày 18/10/2024 về xin ý kiến Bộ Chính trị về một số nội dung trình Quốc hội khóa XV và đã được Bộ Chính trị thống nhất chủ trương. Đồng thời, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát để quy định chi tiết trong nghị định hướng dẫn đảm bảo chặt chẽ, phù hợp với tình hình thực tế - báo cáo nêu.
-
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Tinh gọn bộ máy cần hành động quyết liệt theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng" -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém -
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024 -
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra -
Kích cầu để thúc tăng trưởng -
Hà Nội ban hành kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12 -
2 Cuối tháng 12/2024 có thể có kết quả tinh gọn bộ máy của Quốc hội -
3 Quyết định đầu tư đại dự án đường sắt tốc độ 350 km/h, sơ bộ vốn 1.713.548 tỷ đồng -
4 Quyết định thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại trên toàn quốc -
5 Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng
- Herbalife Việt Nam và VTV3 khép lại mùa thứ hai của Chương trình “Sinh viên thế hệ mới”
- C.P. Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024
- Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
- Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới