Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu điện tử, linh kiện từ TP.HCM đạt gần 15 tỷ USD
Thị Hồng - 31/12/2019 15:32
 
Theo số liệu Cục thống kê TP.HCM, trong năm 2019, có 5 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 83,3% tổng kim ngạch xuất khẩu gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, nhóm hàng hoá khác, hàng dệt may, giày dép và máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng.

Cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 TP.HCM tiếp tục nhập siêu 4,4 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,8 tỷ USD và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 3,4 tỷ USD.

Trong năm 2019, có 5 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 83,3% tổng kim ngạch xuất khẩu gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, nhóm hàng hoá khác, hàng dệt may, giày dép và máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng. 

Bảng: 5 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong năm 2019 

STT

Nhóm hàng

Giá trị xuất khẩu (tỷ USD)

Tỷ lệ tăng/giảm so với 2018 (%)

1

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

14,9

53

2

Hàng hoá khác

7,8

7,1

3

Dệt may

5,6

1,6             

4

Giày dép

2,6

4,7

5

Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

2,1

-0,9

Thị trường xuất khẩu hàng hoá chủ lực của các doanh nghiệp thành phố xuất qua cảng Thành phố vẫn là Trung Quốc (đạt 8.328,6 triệu USD, chiếm tỷ trọng 21% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước), Hoa Kỳ (đạt 6.646,9 triệu USD, chiếm 16,8%, tăng 20,5%), Nhật Bản (đạt 3.288,4 triệu USD, chiếm 8,3%, tăng 3,6%).

Cũng trong năm 2019, có 9 mặt hàng nhập khẩu trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm 87% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó đứng đầu vẫn là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, đạt 13,4 tỷ USD, chiếm 30,3% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 53,7% so với cùng kỳ năm trước. 

Kế đến là nhóm hàng hoá khác đạt 9,9 tỷ USD (chiếm 22,4%, tăng 3,9%), máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 5,4 tỷ USD (chiếm 12,2%, giảm 6,5%), vải các loại đạt 2,4 tỷ USD (chiếm 5,4%, giảm 3,6%).

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP.HCM cả năm 2019 đạt mức tăng trưởng 7,86%. Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước tăng 9%, trong đó thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 12%. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới tăng 30%.

Nổi bật nhất trong mức tăng trưởng chung 7,86% của kinh tế Thành phố, khu vực thương mại dịch vụ tăng 8,51% (đóng góp 5,18 điểm phần trăm). 

Đây là mức tăng cao nhất trong 8 năm gần đây, có nhiều hoạt động kinh doanh sôi nổi, hệ thống phân phối, bán lẻ hiện đại phát triển nhanh với sự cạnh tranh quyết liệt giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước. 

Có 3 ngành dịch vụ có tỷ trọng lớn đạt mức tăng trưởng cao hơn mức tăng chung gồm: bán buôn, bán lẻ tăng vận tải kho bãi tăng tài chính, ngân hàng tăng tăng lần lượt 8,67%; 11,43% và 9,19%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 ước tính đạt 1.16 triệu tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,2%). 

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa cả năm ước tính đạt 760.704 tỷ đồng, chiếm 65,5% tổng mức và tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 112.330 tỷ đồng, chiếm 9,7% và tăng 10,5%. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 28.596 tỷ đồng, chiếm 2,5% và tăng 10,6%. 

.
Trong năm 2019, ước có khoảng 8,5 triệu lượt khách quốc tế đến Thành phố, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh: HP).

Số lượt khách du lịch quốc tế chủ yếu đến từ 5 nước và vùng lãnh thổ gồm Trung Quốc, Hàn Quốc Đài Loan, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Trong đó, khách đến từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 1.038 nghìn lượt người, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước. 

Tính từ đầu năm đến 15/12/2019, toàn Thành phố có 43.027 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký đạt trên 680,2 nghìn tỷ đồng. 

So với cùng kỳ năm trước, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tăng 2,2%, vốn đăng ký đạt mức tăng cao 30%. 

Từ đầu năm đến 20/12/2019, Thành phố đã có 1.320 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt 1.841,3 triệu USD. 

Tổng vốn đăng ký cấp phép mới và vốn tăng thêm đến ngày 20/12/2019 đạt 2.700 triệu USD, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước. 

Bên cạnh đó, trên địa bàn còn có 5.720 trường hợp nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, tổng vốn đạt 5.595 triệu USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2019, TP.HCM có 44.004 doanh nghiệp thành lập mới
Cụ thể, năm 2019 TP.HCM có 44.004 doanh nghiệp được thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 643.244 tỷ đồng (tăng 2,01% số lượng doanh nghiệp và...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư