
-
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone
-
Sẽ trình Quốc hội thí điểm chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội
-
Ông Trần Văn Khải làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
-
Cần thêm 8,2 nghìn tỷ đồng mỗi năm để miễn, hỗ trợ học phí từ năm học tới
-
Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng” -
Giảm đến 20% phí khi xin cấp lý lịch tư pháp trực tuyến năm 2025
![]() |
Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy trả lời báo chí - Ảnh TQ. |
Nếu có chỉ đạo về việc triển khai sắp xếp, bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến sửa Hiến pháp, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy.
Sáng 28/2, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ chín của Quốc hội, trong đó có Luật Tổ chức Chính quyền địa phương sửa đổi.
Báo chí đặt câu hỏi về việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa qua đã có kết luận 126, trong đó giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện).
Từ đó, phóng viên đề nghị cho biết nếu bỏ cấp huyện có phải sửa Hiến pháp và các luật liên quan như thế nào?
Trả lời câu hỏi trên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy cho hay Luật Tổ chức chính quyền địa phương vừa sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3 có nhiều điểm mới.
Đồng thời, luật sửa đổi vừa ban hành vẫn đảm bảo phù hợp quy định tại Hiến pháp năm 2013. Theo đó, các đơn vị hành chính vẫn đang duy trì 3 cấp là tỉnh, huyện, xã.
Các quy định tổ chức HĐND, UBND, cấp chính quyền địa phương thì vẫn đảm bảo phù hợp quy định của Hiến pháp, theo lời bà Thủy.
"Do đó, các quy định hiện nay tại luật cơ bản vẫn bám sát quy định Hiến pháp 2013", bà Thủy nêu rõ.
Vẫn theo bà Thủy, vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có kết luận 126 ngày 14/2 đặt ra yêu cầu mới, nhiệm vụ mới của việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, đặc biệt là địa phương, trong đó, đưa ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu bỏ cấp huyện là cấp hành chính trung gian.
"Kết quả nghiên cứu phải chuẩn bị, báo cáo cấp có thẩm quyền. Nếu có chỉ đạo về việc triển khai sắp xếp, bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến sửa Hiến pháp 2013. Bởi Điều 110 Hiến pháp nói rất rõ về hệ thống đơn vị hành chính của Việt Nam”, bà Thủy nói.
Bà Thủy giải thích thêm, trong trường hợp cần sửa Hiến pháp sẽ thực hiện quy định 120 của Hiến pháp.
Theo đó, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc của 1/3 tổng số đại biểu thì Quốc hội sẽ xem xét, quyết định có cần sửa Hiến pháp hay không cần sửa.
Nếu được 2/3 đại biểu Quốc hội đồng ý, sẽ tiếp tục chuyển sang giai đoạn nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Quốc hội sẽ thành lập Ủy ban sửa đổi hoặc Ủy ban dự thảo Hiến pháp để thực hiện công việc này.
Ủy ban sẽ tổ chức nghiên cứu, đưa ra dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tổ chức lấy ý kiến cả nước về nội dung sửa đổi Hiến pháp. Sau đó sẽ báo cáo Quốc hội để thông qua các nội dung sửa đổi này", bà Thủy cho hay.
Cùng với sửa đổi Hiến pháp, bà Thủy nói chắc chắn cũng phải điều chỉnh các Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nhất là liên quan cấp hành chính, chính quyền. Điều chỉnh lại quyền hạn nhiệm vụ các cấp chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.
"Đấy là những vấn đề các cơ quan hiện tại đang trong quá trình nghiên cứu. Khi nào có chỉ đạo, chủ trương chính thức sẽ thông tin", bà Thủy trả lời báo chí.
-
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone
-
Sẽ trình Quốc hội thí điểm chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội
-
Ông Trần Văn Khải làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
-
Cần thêm 8,2 nghìn tỷ đồng mỗi năm để miễn, hỗ trợ học phí từ năm học tới
-
Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng” -
Giảm đến 20% phí khi xin cấp lý lịch tư pháp trực tuyến năm 2025 -
Mỹ ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong thực thi quy định thương mại -
Quảng Bình thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh -
Sắp xếp lại bộ máy viện kiểm sát, đề xuất tăng 8 kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao -
Bổ sung loạt ưu đãi về đầu tư, đấu thầu, thuế, hải quan... để phát triển khoa học công nghệ -
Hoàn thiện hồ sơ hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng trước ngày 1/5
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)