
-
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp
-
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
Đà Nẵng sau khi sắp xếp có 16 đơn vị hành chính cấp xã
-
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã -
Đã giải quyết chế độ cho 2.181 trường hợp nghỉ theo Nghị định số 178
![]() |
Ngành sản xuất Việt Nam ghi nhận suy giảm tháng thứ hai liên tiếp. |
Sáng 3/2/2025, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1/2025.
Trong báo cáo có 3 điểm nổi bật: sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm trở lại; giá bán hàng giảm lần đầu tiên trong 9 tháng, và việc làm giảm nhanh nhất kể từ tháng 5/2024.
Theo kết quả báo cáo của S&P Global, các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất của Việt Nam xấu đi trong tháng đầu năm 2025 trong bối cảnh cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm trở lại.
Các doanh nghiệp đã ứng phó với khối lượng công việc giảm bằng cách cắt giảm việc làm và giảm lượng tồn kho cả hàng mua và hàng thành phẩm. Trong khi đó, tốc độ tăng chi phí đầu vào đã chậm lại, tạo cơ hội cho các công ty giảm giá bán hàng trong những nỗ lực kích thích nhu cầu.
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt kết quả 48,9 điểm trong tháng 1/2025, giảm so với 49,8 điểm của tháng 12/2024 và nằm dưới ngưỡng 50 điểm tháng thứ hai liên tiếp. Mức suy giảm của các điều kiện hoạt động là vừa phải, nhưng đáng kể hơn một chút so với kỳ khảo sát trước.
Số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm lần đầu tiên trong bốn tháng vào tháng 1 khi các thành viên nhóm khảo sát báo cáo nhu cầu khách hàng giảm. Tình trạng giảm tổng số lượng đơn đặt hàng mới một phần phản ánh mức giảm của số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới, khi chỉ số này đã giảm tháng thứ ba liên tiếp.
“Việc giảm đơn đặt hàng mới đã dẫn đến sự sụt giảm sản lượng, và đây cũng là lần giảm đầu tiên trong 4 tháng. Tuy nhiên, giống như trường hợp số lượng đơn đặt hàng mới, tốc độ giảm sản lượng chỉ là nhẹ”, Báo cáo đánh giá; đồng thời cho rằng số lượng đơn đặt hàng mới giảm đồng nghĩa với việc có một mức công suất dự phòng nhất định trong ngành sản xuất của Việt Nam.
Báo cáo cũng nêu rõ, các nhà sản xuất tiếp tục cắt giảm việc làm, với số lượng nhân sự giảm tháng thứ tư liên tiếp. Hơn nữa, tốc độ giảm việc làm là mạnh và đáng kể nhất kể từ tháng 5 năm ngoái.
Các doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc mua nguyên vật liệu, khi thời gian giao hàng của nhà cung cấp bị kéo dài tháng thứ năm liên tiếp. Theo các thành viên nhóm khảo sát, hoạt động vận tải chậm và chi phí vận chuyển tăng là nguyên nhân khiến thời gian giao hàng kéo dài.
“Các nhà sản xuất Việt Nam tỏ ra ngần ngại trong việc lưu trữ hàng tồn kho vào đầu năm, khi lượng tồn kho cả hàng mua và hàng thành phẩm đều giảm mạnh. Cụ thể, tốc độ giảm hàng tồn kho sau sản xuất là nhanh nhất kể từ tháng 7 năm ngoái và là một trong những mức giảm đáng kể nhất từng được ghi nhận”, Báo cáo đánh giá.
Tốc độ tăng chi phí đầu vào đã chậm lại vào tháng 1 và là mức yếu nhất trong chuỗi 18 tháng tăng giá đầu vào hiện nay. Mức tăng lần này cũng thấp hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số. Ở những nơi có chi phí đầu vào tăng, nguyên nhân được cho là do giá nguyên vật liệu và chi phí vận tải tăng.
Chi phí tăng chậm lại đã giúp các nhà sản xuất có thể hạ giá bán hàng trong một nỗ lực vực dậy nhu cầu hiện đang yếu kém của khách hàng. Giá cả đầu ra đã giảm lần đầu tiên trong chín tháng, mặc dù mức giảm chỉ là nhẹ.
Các công ty vẫn duy trì triển vọng lạc quan về sản lượng trong năm tới khi tâm lý kinh doanh phục hồi sau mức thấp của 19 tháng được ghi nhận vào tháng 12. Hơn 36% số người trả lời khảo sát dự đoán sản lượng sẽ tăng trong 12 tháng tới, với hy vọng nhu cầu thị trường sẽ phục hồi.
Bình luận về kết quả khảo sát, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho rằng, các nhà sản xuất Việt Nam đã có một khởi đầu đáng thất vọng cho năm 2025, với tình trạng nhu cầu yếu dẫn đến lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng tiếp tục giảm kéo theo tình trạng cắt giảm việc làm.
Tuy nhiên, tình hình giá cả đã có phần dịu đi khi tốc độ tăng chi phí chậm lại, từ đó cho phép các công ty giảm giá bán hàng để thúc đẩy nhu cầu.
Các nhà sản xuất hy vọng rằng tình hình sẽ sớm được cải thiện, và ít nhất là họ đã lạc quan hơn so với thời điểm cuối năm 2024. S&P Global Market Intelligence dự báo sản lượng công nghiệp tăng 4,6% trong năm 2025.
-
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã -
Đã giải quyết chế độ cho 2.181 trường hợp nghỉ theo Nghị định số 178 -
Đà Nẵng cho ý kiến về đề án hợp nhất với tỉnh Quảng Nam -
Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo -
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone -
Sẽ trình Quốc hội thí điểm chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội -
Ông Trần Văn Khải làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô