-
Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp -
Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi -
TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3 -
Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 -
Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam -
Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
Đây là bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng.
Theo báo cáo: “Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam” do PwC công bố ngày 26/10/2022, có tới 57% các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã xây dựng các cam kết rõ ràng về ESG. Trong khi đó, 58% các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam lại đang tiếp cận ESG theo hướng “quan sát và chờ đợi”. Lý do là hầu hết các doanh nghiệp trên đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu kiến thức về ESG. Bên cạnh việc thiếu kiến thức, lý do chủ yếu là khả năng tài chính eo hẹp và quy mô doanh nghiệp nhỏ.
Triển khai ESG vào hoạt động đang là thách thức với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam |
Khảo sát Nhận thức về ESG của các doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng do IPSC thực hiện năm 2022 cũng cho thấy, 83% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng động lực để họ thực hành ESG là vì ESG giúp nâng cao hình ảnh và uy tín doanh nghiệp, 46% cho rằng ESG giúp thu hút và giữ chân nhân viên, 48% nhận định ESG giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật tốt hơn. Cuối cùng là áp lực từ nhà đầu tư và cổ đông.
Cũng theo khảo sát này, hiện mới chỉ có 25% số doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng (có quy mô dưới 500 lao động) đã chủ động triển khai ESG, trong khi đó, có tới 21% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng sẽ không cân nhắc triển khai ESG trong 2-4 năm tới.
Điều này cho thấy để các doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng – đội ngũ chiếm tỉ trọng khoảng 40% GDP, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế - quan tâm áp dụng, thực hiện ESG, còn rất nhiều việc phải làm, nhất là nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy lãnh đạo doanh nghiệp.
Hiện nay, phát triển bền vững đã trở thành yêu cầu của xã hội đối với doanh nghiệp. 81% người tiêu dùng toàn cầu cho rằng việc triển khai chương trình bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp là “rất quan trọng” hoặc “cực kỳ quan trọng”, trong khi đó 44% người tiêu dùng Việt Nam cho rằng nhà sản xuất, thay vì nhà nước, nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng, là tác nhân quan trọng nhất trong việc giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường.
Vì thế, rất cần có các khung chính sách, những hướng dẫn và sáng kiến thúc đẩy khối doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng thực hiện ESG, hướng đến phát triển bền vững, qua đó góp phần tăng cường sức cạnh tranh, đặt nền tảng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi -
TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3 -
Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 -
Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam -
Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh -
Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi -
Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3