Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Nông thôn mới song hành với văn hóa truyền thống
Quang Hưng - 22/08/2018 10:44
 
Trên con đường Di sản miền Trung, thi ca, ví dặm cùng chiều sâu văn hóa lịch sử vùng đất Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang là nguồn tài nguyên vô tận cho những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn lạ thường.

Thuyền ai đậu bến Giang Đình

Dẫn chúng tôi đi viếng mộ và thăm khu di tích đại thi hào Nguyễn Du ở xã Tiên Điền, ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân đã “tận dụng” từng phút để kể về vùng đất giàu truyền thống này. Ông bảo, bến Giang Đình thuở xa xưa có tên là bến đò Tả Ao, cùng tên với tên làng Tả Ao nằm bên bờ Nam của dòng sông Lam.

Công ty cổ phần Song Ngư Sơn Giang Đình khai trương tuyến du lịch đường thủy trên sông Lam
Công ty cổ phần Song Ngư Sơn Giang Đình khai trương tuyến du lịch đường thủy trên sông Lam

Vào năm Tân Mão (1771), Tể tướng Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm về quê Tiên Điền trí sĩ, quan lại phủ huyện địa phương đã dụng sức dân để dựng Giang Đình trên bến sông để rước Xuân Quận công trở về. Kể từ đó, bến sông này được đổi tên thành bến Giang Đình. Đại thi hào Nguyễn Du sau này đã viết bài thơ “Giang Đình hữu cảm” nhớ về một thuở vàng son ấy.

“Phiêu phiêu bồ tứ thử giang mi/Tiên chu kích thủy thần long đấu”

(Dịch nghĩa: Nhớ xưa cha ta cáo lão về hưu/Xe tứ mã rộn vang trên bến sông quê).

“Vùng quê giàu truyền thống cách mạng với bề dày lịch sử - văn hóa như thế, sao cái khó, cái nghèo của áo cơm cứ đeo đẳng mãi”, ông Nam trăn trở.

Trên nền lịch sử, văn hóa giàu có ấy, năm 2015, nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh  Đại thi hào Nguyễn Du, chính quyền địa phương đã thuyết phục Công ty cổ phần Song Ngư Sơn Giang Đình thực hiện Dự án Khôi phục Bến Giang Đình và xây dựng chợ Giang Đình với tổng vốn đầu tư 256,5 tỷ đồng. Dự án nhằm kết nối tuyến du lịch đường thủy từ đảo Lan Châu, Cửa Lò ra đảo Ngư - đến Bến Giang Đình (Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Tuyến du lịch đưa du khách qua các dấu mốc lịch sử - tâm linh Khu di tích và mộ của đại thi hào Nguyễn Du; đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên lâm viên núi Quyết (TP. Vinh),  Chùa Phong Phạn, Khu di tích Kim Liên và quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nam Đàn, Nghệ An), mộ Vua Mai Hắc Đế, Khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong...

“Giang Đình cổ độ là chiếc du thuyền có trị giá lên đến 2 triệu USD, với sức chứa 340 chỗ ngồi sang trọng đáp ứng mọi yêu cầu của du khách khi đến với tuyến du lịch đặc biệt này”, ông Trần Quốc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Song Ngư Sơn cho biết.

Du thuyền Giang Đình cổ độ trên tuyến du lịch đường thủy từ Đảo Lan Châu đến Đảo Song Ngư sẽ đưa du khách chiêm ngưỡng cảnh đẹp của 99 ngọn núi hồng soi bóng xuống dòng sông Lam. Qua đền Củi vãn cảnh đền thờ ông Hoàng Mười - một trong những nhân vật quan trọng trong hệ thống thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt. Thưởng thức nét văn hóa, thi ca, ví dặm và các món đặc sản như nhút Thanh Chương, Tương Nam Đàn, cá sông Lam... của vùng đất Nghệ Tĩnh nặng ân tình.

Xây dựng nông thôn mới trên nét văn hóa truyền thống

Chia sẻ với chúng tôi về giai đoạn II, Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, ông Nguyễn Hải Nam cho biết: “Chúng tôi xác định, xây dựng nông thôn mới phải gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của địa phương. Ngoài các tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh, Nghi Xuân sáng tạo thêm tiêu chí thứ 10, đó là, mỗi khu dân cư phải thành lập 1 câu lạc bộ văn nghệ dân gian tùy theo khả năng của mình”.

Tính đến thời điểm hiện tại, Nghi Xuân có 30 câu lạc bộ văn nghệ như ca trù, ví giặm Nghệ Tĩnh, chèo Kiều. Xã nào mạnh về loại hình gì thì thành lập câu lạc bộ đó như Cổ Đạm có ca trù, Xuân Hồng có chầu văn, Xuân Lam có sắc bùa, Tiên Điền, Xuân Liên có chèo Kiều, các xã Xuân Viên, Xuân Phổ thì lập câu lạc bộ dân ca ví dặm… Các nhà trường có câu lạc bộ dân ca ví dặm. Huyện quy định, cứ 2 năm lại tổ chức liên hoan tiếng hát học đường một lần, nhằm động viên, cổ vũ các câu lạc bộ hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.

Cũng theo ông Nam, năm 2018, Nghi Xuân mạnh dạn đổi mới cách làm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người, bộ phận; đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại... Đối với các xã đã đạt chuẩn phải tiếp tục chỉ đạo xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu, nâng cao thu nhập cho người dân.

“Đích đến huyện nông thôn mới của Nghi Xuân đang rất gần, nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là tiêu chí hạ tầng giao thông vì nó đòi hỏi nguồn lực cao. Trong nhóm 9 tiêu chí xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, Nghi Xuân đã đạt được 2 tiêu chí, còn 2 tiêu chí cơ bản đạt là quy hoạch và sản xuất; 5 tiêu chí còn lại đạt trên 85%. Dù khó khăn đến mấy, cũng không thể ngăn được đích đến của Nghi Xuân. Đạt chuẩn huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh trong năm 2018 đã trở thành ý Đảng, lòng dân, quyết tâm của toàn huyện”, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cam kết.

Áp dụng khoa học công nghệ đem lại nhiều kết quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới
Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn I (2011-2015) đã huy động nguồn ngoài nhà nước được 165 tỷ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư