
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, sửa chữa, khắc phục hệ thống cầu treo trên toàn quốc
-
Sửa Hiến pháp xong trước 30/6, bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt
-
Tiếp tục cải cách các quy định về gia nhập và rút khỏi thị trường của doanh nghiệp
-
Dự kiến chuyển 6.000 xe công cho cấp xã sau khi sắp xếp lại bộ máy
-
Hải Dương cắt giảm nhiều thủ tục hành chính để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh -
Đại hội VAFIE: Nâng tầm vai trò xúc tiến và kết nối đầu tư FDI
![]() |
Tân Phó thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh. |
Thủ tướng Chính phủ vừa bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - giữ vị trí Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước kể từ ngày 1/3/2025, thời hạn 5 năm.
Ông Cảnh sinh năm 1972, tốt nghiệp Đại học và Thạc sỹ kinh tế Trường Đại học Birmingham, Vương quốc Anh.
Ông Cảnh hiện là Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trước đó, ông từng có 11 năm giữ chức Vụ trưởng Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính).
Năm 2012, ông Cảnh bắt đầu chuyển sang công tác tại Ngân hàng Nhà nước với chức vụ Trợ lý Thống đốc. Từ năm 2014 đến năm 2020, ông giữ chức Vụ trưởng Quản lý ngoại hối, sau đó được điều động giữ chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào năm 2020.
Như vậy, ban lãnh đạo đương nhiệm của Ngân hàng Nhà nước hiện có Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và các Phó thống đốc Đào Minh Tú, Đoàn Thái Sơn, Phạm Tiến Dũng, Phạm Thanh Hà, Phạm Quang Dũng và Nguyễn Ngọc Cảnh.
Cơ cấu mới của Ngân hàng Nhà nước gồm 18 tổ chức hành chính và 2 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Nhiệm vụ, chức năng của Ngân hàng Nhà nước là: Trình Chính phủ Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hằng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý.
Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý hoặc theo phân công.
Ban hành thông tư và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Tổ chức thống kê, điều tra thống kê, thu thập và lưu trữ thông tin về kinh tế, tài chính, tiền tệ và ngân hàng trong nước và ngoài nước thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện công tác phân tích và dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, cấp lại, thay đổi nội dung và thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng (giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng) cho các tổ chức; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đối với chương trình, dự án tài chính vi mô; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm: mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.
Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng; chấp thuận những thay đổi khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
Thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền...
-
Hà Tĩnh dự kiến còn 69 xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính -
Hà Nội cho doanh nghiệp thuê đất xây trạm bơm, cấp nước thô phục vụ dự án điện rác Seraphin -
Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào -
Thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025 -
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5 -
Cử tri Quảng Trị - Quảng Bình nhất trí cao với phương án sáp nhập tỉnh -
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị kiểm tra tiến độ tại 2 dự án động lực tỉnh
-
Chính thức ra mắt Economy City - Thành phố kinh tế thịnh vượng phía đông Hà Nội
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại