
-
Cấp tỉnh được phân cấp cho cấp xã thực hiện dự án PPP
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 14,3% sau 6 tháng năm 2025
-
Các địa phương đang ở thời điểm lựa chọn chiến lược phát triển
-
Bỏ tử hình với tội tham ô, bổ sung quy định bảo đảm thu hồi tài sản
-
Nội dung và phân khu Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh -
Thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị
UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh đến năm 2030. Trong các nội dung phê duyệt, đáng chú ý là đẩy mạnh tăng số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền SHTT: 1 đơn sáng chế/giải pháp hữu ích; 2 đơn kiểu dáng công nghiệp; 200 đơn nhãn hiệu; 1 đơn quyền tác giả và quyền liên quan; 1 đơn giống cây trồng.
Tối thiểu 35% sản phẩm được công nhận là sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù cấp tỉnh và sản phẩm gắn với đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2030 (Chương trình OCOP tỉnh Phú Yên) được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.
Số lượng tài sản trí tuệ được hỗ trợ xây dựng và đăng ký bảo hộ: 1 sáng chế/giải pháp hữu ích; 2 kiểu dáng công nghiệp; 7 nhãn hiệu sản phẩm mang địa danh tỉnh; 1 đơn quyền tác giả và quyền liên quan; 1 đơn giống cây trồng. Số lượng tài sản trí tuệ được hỗ trợ khai thác, phát triển và thương mại hóa: 1 sáng chế/giải pháp hữu ích; 2 kiểu dáng công nghiệp; 7 nhãn hiệu sản phẩm mang địa danh tỉnh.
Đến năm 2030 là tăng số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền SHTT: 2 đơn sáng chế/giải pháp hữu ích; 5 đơn kiểu dáng công nghiệp; 500 đơn nhãn hiệu; 2 đơn quyền tác giả và quyền liên quan; 2 đơn giống cây trồng. Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu của các doanh nghiệp Phú Yên tăng trung bình 5%/năm.
Tối thiểu 60% sản phẩm được công nhận là sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù cấp tỉnh và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP tỉnh Phú Yên được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ. Số lượng tài sản trí tuệ được hỗ trợ xây dựng và đăng ký bảo hộ: 2 sáng chế/giải pháp hữu ích; 5 kiểu dáng công nghiệp; 15 nhãn hiệu sản phẩm mang địa danh tỉnh; 2 đơn quyền tác giả và quyền liên quan; 2 đơn giống cây trồng. Số lượng tài sản trí tuệ được hỗ trợ khai thác, phát triển và thương mại hóa: 2 sáng chế/giải pháp hữu ích; 5 kiểu dáng công nghiệp; 15 nhãn hiệu sản phẩm mang địa danh tỉnh.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, UBND tỉnh Phú Yên giao Sở KH-CN nghiên cứu, tham quan, khảo sát, điều tra, học tập kinh nghiệm ở trong nước về bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ; thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ; khảo sát, điều tra, xây dựng và triển khai các hoạt động nhằm chỉ đạo và tổ chức triển khai chương trình.
Đồng thời phối hợp với Cục SHTT và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn và mở lớp đào tạo chuyên sâu về thực thi quyền SHTT cho đội ngũ cán bộ, quản lý, thực thi quyền SHTT của tỉnh; phối hợp với TAND tỉnh, Chi cục Hải quan, Chi cục Quản lý thị trường và các cơ quan liên quan thực hiện các công việc thực thi bảo vệ quyền SHTT theo quy định của pháp luật…
-
Nội dung và phân khu Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh -
6 tháng đầu năm 2025, GRDP Quảng Ninh tăng trưởng 11,03% -
Hưng Yên công bố bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt -
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Donald Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho Việt Nam -
Gần 28.000 người được chi trả chế độ nghỉ việc theo Nghị định 178 -
Hải Phòng công bố bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt thành phố, sở, ngành -
Cần Thơ: Bốn sở chưa có giám đốc
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025