
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên
-
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính
-
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại An Giang
-
Cảng biển tạm dừng hoạt động, Hải quan Hải Phòng lập 3 tổ công tác ứng phó bão -
[Longform] Hà Nội trong hành trình xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì dân
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải tham gia thảo luận. |
Tiếp tục phiên họp thứ 46, sáng 4/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi.
Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thời gian qua, việc sử dụng một số hóa chất sai mục đích gây ra hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe con người, nhất là các hoạt động như mua, bán, sử dụng các hợp chất của xyanua sai mục đích và sử dụng khí N2O - khí cười vào mục tiêu giải trí…
Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, để tăng cường quản lý hóa chất độc hại, kiểm soát rủi ro mất an toàn, an ninh từ hóa chất, dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy định so với Luật Hóa chất năm 2007.
Cụ thể là sửa đổi, bổ sung quy định biện pháp kiểm tra với hoạt động nhập khẩu hóa chất cần kiểm soát đặc biệt, dịch vụ tồn trữ hóa chất cần kiểm soát đặc biệt.
Dự thảo luật cũng bổ sung quy định ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong kiểm soát hoạt động mua, bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt. Các dữ liệu của hoạt động mua bán sẽ được xác thực với dữ liệu về tổ chức, cá nhân mua, bán theo lộ trình thực hiện do Chính phủ quy định.
Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất cần kiểm soát đặc biệt có nghĩa vụ công bố loại hóa chất và mục đích sử dụng hóa chất trên Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hóa chất trước khi sử dụng lần đầu hoặc trước khi thay đổi mục đích sử dụng.
Dự thảo luật đã bổ sung quy định việc tổ chức kinh doanh hóa chất chỉ được bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt cho tổ chức, cá nhân đã thực hiện công bố loại hoá chất này và mục đích sử dụng trên cơ sở dữ liệu chuyên ngành hóa chất.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho hay, dự thảo luật không quy định cụ thể về phân công quản lý Nhà nước giữa các bộ, địa phương mà việc này do Chính phủ quy định căn cứ theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ.
“Tuy nhiên, hiện nay, một loại hóa chất có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do nhiều bộ cùng quản lý. Điều này, dễ dẫn tới tình trạng doanh nghiệp khai báo không trung thực mục đích sử dụng để lựa chọn cơ chế thông thoáng hơn”, Chủ nhiệm Lê Quang Huy nêu thực tế.
Vì vậy, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu phương án và phân công hợp lý nhiệm vụ quản lý Nhà nước giữa các bộ liên quan theo hướng giao 1 đầu mối quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh với hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; các bộ khác quản lý hoạt động sử dụng hóa chất theo lĩnh vực.
Tham gia thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải nhìn nhận, hoạt động quản lý hóa chất vừa qua còn lỏng lẻo. Tình trạng hóa chất xả thải ra môi trường, hóa chất trong thực phẩm vẫn bày bán tràn lan.
Nguyên nhân của tình trạng trên, theo bà Hải một phần là do đầu mối quản lý chưa chặt chẽ, chưa làm tốt công tác phân công quản lý trong lĩnh vực hóa chất. Chủ nhiệm Uỷ ban Công tác đại biểu đề nghị dự thảo luật cần thể hiện rõ ràng việc phân công đầu mối quản lý, xác định rõ cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp.
Nhiều thực phẩm như giá đỗ ngâm tẩm hóa chất, có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng tại sao người sản xuất, trồng giá mua được hóa chất dễ dàng như vậy. Hay việc mua thuốc chuột online cũng dễ dàng như vậy. “Đầu mối là Bộ Công thương, Bộ Y tế hay Bộ Nông nghiệp - Môi trường chịu trách nhiệm?”, bà Hải đặt vấn đề.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu thì cần phải có thông điệp mạnh mẽ về trách nhiệm nếu xảy ra những vụ việc liên quan tới hóa chất, đặc biệt là những vụ việc liên quan tới thực phẩm ngâm tẩm hóa chất, xả thải môi trường gần đây.
“Có những quả táo mua trong cửa hàng đắt tiền hẳn hoi nhưng để bên ngoài chứ không cần trong tủ lạnh mấy tháng không hỏng. Ngày xưa đi về quê hái hoa quả chỉ một hai ngày là nẫu, ruồi nhặng đến luôn. Bây giờ hoa quả được ngâm tẩm hóa chất, ruồi nhặng không muốn bâu vào. Trách nhiệm ở đâu?”, Chủ nhiệm Hải đặt vấn đề và nhấn mạnh, cử tri mong muốn khi có sự việc xảy ra thì có cơ quan chịu trách nhiệm.
Phó chủ tịch Trần Quang Phương nêu quan điểm, ngoài việc quản lý hóa chất theo lĩnh vực thì cần bảo đảm sự phối hợp tốt giữa các cơ quan. Nếu không khi một sự việc xảy ra thì “ông sử dụng đổ cho ông quản lý, ông quản lý lại đổ cho ông sử dụng”.
“Bộ Y tế bảo cái này được lưu thông trên thị trường nên tôi cứ dùng thôi. Bộ Công thương bảo do anh dùng sai”, ông Phương nói và đề nghị cần phân định rõ phạm vi quản lý chung về hóa chất, quản lý về sản xuất kinh doanh, mua bán trao đổi cũng như phối hợp giữa các bộ trong quản lý việc sử dụng.
Nêu ý kiến thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, cần phải quy định chặt chẽ hơn về mua bán vận chuyển nhập khẩu hóa chất không rõ nguồn gốc, bổ sung tiêu chí hóa chất độc hại, các biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, vấn đề này hết sức quan trọng, khi xảy ra sự cố trên địa bàn, giao cho bộ, ngành quản lý hay giao địa phương quản lý cần phải làm rõ.
Theo Chủ tịch Quốc hội cũng cần tăng cường quy định các hành vi bị cấm. Như, bổ sung các hành vi nghiêm cấm liên quan đến hóa chất không rõ nguồn gốc, vượt ngưỡng cho phép hoặc nhập lậu.
“Giờ nhập lậu con đường nào, đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường thủy… Chúng ta phải có quy định để phối hợp các cơ quan chức năng”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh cần quan tâm đến việc đơn giản hóa thủ tục hành chính. Theo đó, cần phải đánh giá tác động các thủ tục như cấp chứng chỉ tư vấn hóa chất để không gây khó khăn cho doanh nghiệp.
“Những thủ tục nào của bộ, ngành, thủ tục nào của cấp tỉnh, phường xã có hay không thì nên nêu rõ. Nếu không ở trong luật này thì sau này nghị định cần làm rõ để có vấn đề gì thì chịu trách nhiệm chính là ở địa phương xảy ra, chứ Trung ương trên này thì bao la”, Chủ tịch Quốc hội nêu.
Theo nghị trình, Luật Hóa chất sửa đổi sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, vào ngày 14/6 tới.

-
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên
-
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính
-
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại An Giang -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại Hải Phòng -
Cảng biển tạm dừng hoạt động, Hải quan Hải Phòng lập 3 tổ công tác ứng phó bão -
[Longform] Hà Nội trong hành trình xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì dân -
Cục Hải quan ban hành công điện khẩn ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA) -
Tăng trưởng bền vững phải dựa vào thị trường nội địa -
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
1 Đề xuất tính thuế dựa trên số lần giao dịch bất động sản, cao nhất lên tới 10% giá bán
-
2 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
3 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
4 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo