
-
Ông Châu Ngô Anh Nhân giữ chức Giám đốc Sở Tài chính Khánh Hòa
-
Khánh Hòa thông qua nhiều Nghị quyết tháo gỡ khó khăn, kiến tạo không gian phát triển mới
-
Hải Phòng thông qua một số nghị quyết quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy
-
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định được bổ nhiệm giữ chức vụ mới
-
Nghiên cứu giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng -
Ông Văn Tiến Dũng được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài chính Tây Ninh
![]() |
Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật. |
Sáng 19/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ chín, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội thông qua với 459/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Đây là đạo luật được đánh giá có nhiều đột phá trong quy trình xây dựng pháp luật.
Một nội dung rất mới là Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết tại một kỳ họp
Quá trình thảo luận, có ý kiến đề nghị quy định dự án luật cần được xem xét, thông qua tại 2 kỳ họp như quy định của luật hiện hành, không nên bó hẹp việc xem xét, thông qua tại một kỳ họp mà giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định căn cứ vào tính chất của từng dự án; bổ sung tiêu chí áp dụng đối với dự án thông qua theo quy trình một kỳ họp hay nhiều kỳ họp.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, quy trình lập pháp theo dự thảo luật đã được thay đổi theo hướng cơ quan trình chủ động xây dựng, trình dự án ở bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Trường hợp sau khi xem xét, cho ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng dự án luật đã được chuẩn bị kỹ, có chất lượng tốt, có thể trình Quốc hội xem xét, thông qua tại một kỳ họp Quốc hội thì mới sắp xếp đưa vào Chương trình kỳ họp; trường hợp dự án còn nhiều vấn đề, chưa đạt yêu cầu để trình Quốc hội thông qua thì chưa đưa vào Chương trình kỳ họp để các cơ quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện.
Đối với dự thảo luật, nghị quyết dự kiến được thông qua tại một kỳ họp nhưng chưa được thông qua thì theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.
Dự thảo luật đã thiết kế cụ thể trình tự xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết tại các điều 39, 40, 41 theo quy trình tại một kỳ họp và kỳ họp tiếp theo, bảo đảm chặt chẽ.
“Việc đổi mới theo hướng này nhằm bảo đảm chất lượng của việc soạn thảo các dự án trình Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động lập pháp, đẩy nhanh tiến độ ban hành luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn”, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh
Ông Hoàng Thanh Tùng cũng cho biết, tham vấn chính sách là quy định mới được bổ sung vào quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết nhằm bảo đảm chính sách của dự án được xây dựng có chất lượng, giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra, hướng tới mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành, sớm đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống.
Tuy nhiên, do đây là vấn đề mới, việc tổ chức thực hiện cần được quy định hợp lý để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan và không làm ảnh hưởng đến tính khách quan, độc lập của cơ quan thẩm tra.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý dự thảo luật theo hướng cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm tổ chức tham vấn chính sách; chủ thể được tham vấn là Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội và bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm mời các chủ thể, như đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, đại diện tổ chức xã hội nghề nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học… tham dự hội nghị tham vấn theo yêu cầu của cơ quan được tham vấn (điểm b khoản 1 Điều 30).
Quá trình thảo luận, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị việc xây dựng dự án luật trong mọi trường hợp đều phải thực hiện quy trình xây dựng và đánh giá tác động chính sách... Đối với dự án không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách thì trong quá trình soạn thảo vẫn phải đánh giá tác động chính sách; đồng thời, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý nếu bổ sung chính sách mới thì phải đánh giá bổ sung tác động chính sách; đề nghị hồ sơ dự án phải có Báo cáo đánh giá tác động chính sách.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, chính sách có vai trò rất quan trọng, quyết định nội dung của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, do đó, đối với các trường hợp không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách nhưng để soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan soạn thảo vẫn phải xác định các chính sách lớn của văn bản để quy phạm hóa, chuyển hóa thành ngôn ngữ pháp lý. Chính sách đó cần phải được đánh giá tác động để làm căn cứ xác định tính hợp lý, hiệu quả, khả thi.
Tuy nhiên, nếu quy định “cứng” trường hợp dự án không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách mà vẫn phải có “Báo cáo đánh giá tác động chính sách” thì cũng không thực sự hợp lý, vì việc xây dựng báo cáo này đòi hỏi tuân theo quy trình chặt chẽ, thiết kế nhiều phương án chính sách, đánh giá ưu điểm, hạn chế của từng phương án để lựa chọn sẽ làm chậm tiến độ xây dựng, ban hành văn bản.
Do đó, để vừa phúc đáp được yêu cầu rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản, đồng thời vẫn bảo đảm làm rõ tác động chính sách để có cơ sở xem xét, quyết định về dự án, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng đối với dự án không thuộc trường hợp phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách thì cơ quan trình vẫn phải đánh giá và nêu rõ tác động của chính sách trong bản thuyết minh dự kiến quy phạm hóa chính sách (khoản 2 Điều 27) và đây là tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ dự án gửi phản biện xã hội, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội (các điều 33, 34, 37, 39); đồng thời, bổ sung quy định trước khi biểu quyết thông qua, nếu bổ sung chính sách mới thì cơ quan trình có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách đó (khoản 3 Điều 29).
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2025, riêng việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 được thực hiện theo quy định của Luật này từ ngày được thông qua.
-
Ông Châu Ngô Anh Nhân giữ chức Giám đốc Sở Tài chính Khánh Hòa
-
Khánh Hòa thông qua nhiều Nghị quyết tháo gỡ khó khăn, kiến tạo không gian phát triển mới
-
Hải Phòng thông qua một số nghị quyết quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy
-
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định được bổ nhiệm giữ chức vụ mới
-
Tăng cường kiểm tra vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm xuất khẩu -
Nghiên cứu giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng -
Ông Nguyễn Xuân Đạt làm Giám đốc Sở Tài chính Quảng Bình -
Ông Văn Tiến Dũng được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài chính Tây Ninh -
Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM -
Ông Mai Văn Quyết làm Giám đốc Sở Tài chính Nam Định sau hợp nhất -
Bình Phước điều động bổ nhiệm nhiều lãnh đạo sở sau sắp xếp bộ máy
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/2
-
2 Thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định lịch sử
-
3 Nhà đầu tư cần thận trọng khi đổ tiền vào đồng Pi
-
4 Quốc hội thông qua cơ chế đặc biệt phát triển đường sắt đô thị cho Hà Nội, TP.HCM
-
5 Quyết định đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đang đàm phán khoản vay với đối tác
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Trục đường 293 - “Thủ phủ mới” phía Đông của Bắc Giang