
-
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường
-
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm
-
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính
-
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt -
Áp lực chốt lời dâng cao, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh
Tuy vẫn giữ được sắc xanh trong phiên sáng, VN-Index gặp khá nhiều khó khắn khi liên tục chịu áp lực bán đặc biệt là sự rung lắc trong phiên chiều. Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index giảm 1,11 điểm (-0,09%), xuống 1.172,98 điểm với 185 mã tăng và 276 mã giảm. HNX-Index tăng 0,51 điểm (+0,22%), lên 231,47 điểm. UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,13%), lên 87,14 điểm
VCB giao dịch tích cực trong phiên hôm nay. Kết phiên, giá cổ phiếu Vietcombank đóng cửa ở mức 106.500 đồng, cũng là giá đóng cửa cao nhất từng ghi nhận trong lịch sử giao dịch của cổ phiếu này. Đồng thời, quy mô vốn hóa của “anh cả” ngành ngân hàng cũng chính thức vượt mốc 500.000 tỷ đồng, đứng vững ở vị trí số 1 vốn hóa, cao gần gấp đôi quy mô vốn hóa của á vương Vinhomes.
Dù vậy, giao dịch tích cực ở VCB vẫn chưa đủ để giữ lại sắc xanh của VN-Index. Chỉ số sàn HoSE ghi nhận phiên giảm đầu tiên sau 8 phiên liên tiếp tăng điểm. Sắc xanh chỉ áp đảo ở một số ít nhóm ngành như bảo hiểm, y dược. Cặp đôi ngành dược DHG và IMP còn tăng kịch biên độ.
Trong nhóm ngân hàng, ngoài VCB tăng mạnh (2,11%), một số cổ phiếu khác như HDB, EVF cũng tăng trên 2%. Tuy nhiên, đây lại là thiểu số. Các mã cổ phiếu ngân hàng giảm giá vẫn áp đảo hơn. Một số cổ phiếu tăng giá khá tích cực nhờ hiệu ứng sau khi thông tin kết quả kinh doanh được công bố. Như cổ phiếu PPC tăng kịch biên độ sau khi báo lãi quý II tăng trưởng đột biến.
Thanh khoản toàn thị trường đạt 20.121,4 tỷ đồng, tăng 5.5% so với phiên 18/07. Trong đó: giao dịch tại sàn HoSE là 17.667 tỷ đồng.
Dòng tiền tiếp tục giao dịch mạnh ở cổ phiếu DIC Group (DIG) với giá trị giao dịch gần 925 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Hàng loạt cổ phiếu đất khác cũng là tâm điểm của dòng tiền gồm NVL (516 tỷ đồng), DXG (489 tỷ đồng). Áp lực bán khiến cả ba cổ phiếu đều giảm giá tương đối sâu. Theo kết quả của kỳ cơ cấu danh mục quý III, NVL cũng một cổ phiếu bất động sản khác là PDR sẽ không còn nằm trong danh mục VN30. Theo tính toán, nhóm các quỹ ETF sử dụng VN30-Index làm chỉ số tham chiếu sẽ bán ra khoảng 8,8 triệu cổ phiếu NVL và 2,5 triệu cổ phiếu PDR.
Điểm sáng của thị trường là nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 284,6 tỷ đồng, dù giá trị mua – bán đều giảm khá. Một số cổ phiếu được tập trung mua mạnh như VNM (90,24 tỷ đồng), VHM (80 tỷ đồng), HPG (69 tỷ đồng)… Trừ VHM giảm 0,5%, hai cổ phiếu gồm VNM đều tăng và nằm trong số các trụ cột tác động tích cực đến thị trường.
Ngoài khối ngoại, các tổ chức trong nước cũng mua ròng khá mạnh trong phiên. Theo thống kê giao dịch khớp lệnh trên HoSE, các tổ chức trong nước (không bao gồm tự doanh) mua ròng 309.3 tỷ đồng, tự doanh các công ty chứng khoán mua ròng 224,3 tỷ đồng. Bên bán chính của thị trường là các nhà đầu tư cá nhân (bán ròng 939,8 tỷ đồng).

-
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua? -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông -
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt -
Áp lực chốt lời dâng cao, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh -
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu