-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hải Phòng cần “tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm” -
Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2025 dự kiến đạt 506 tỷ USD -
Quảng Nam ghi dấu ấn với ba nhiệm vụ đột phá chiến lược -
Chỉ số Phát triển con người Việt Nam cải thiện mạnh mẽ -
Hà Nội phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt hai con số
Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ tư. Ảnh: MPI |
Chiều 18/12, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ tư diễn ra tại Hòa Bình, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho biết, năm 2024, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, tăng trưởng tổng sản phẩm Vùng (GRDP) ước đạt 9,1%, cao nhất cả nước. Trong đó, một số địa phương có mức tăng trưởng khá cao như: Bắc Giang (cao nhất cả nước với mức tăng trưởng là 13,8%), Phú Thọ (9,5%), Tuyên Quang (9,04%). Quy mô GRDP theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt hơn 1 triệu tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người của vùng đạt khoảng 76 triệu đồng/người.
Cơ cấu GRDP chuyển dịch khá tích cực, cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm 80,9% GRDP của Vùng. Đóng góp của 2 ngành trên chiếm 8,7% điểm tăng trưởng GRDP của Vùng trong năm 2024.
Thu ngân sách nhà nước toàn Vùng năm 2024 đạt 89.200 tỷ đồng (tăng 13% so với dự toán Trung ương giao), trong đó 10/14 địa phương có số thu vượt dự toán. Tỉnh Thái Nguyên đã cân đối được thu chi ngân sách, đạt mục tiêu của nghị quyết của Bộ Chính trị.
Môi trường kinh doanh của Vùng được cải thiện rõ rệt: năm 2023 toàn Vùng có 5/14 địa phương nằm trong nhóm 30 các địa phương có chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh tốt nhất (Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Lào Cai).
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì Hội nghị. Ảnh: MPI |
Đến năm 2024, toàn Vùng đã có 37 khu công nghiệp được thành lập, 26 khu công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy hơn 67% diện tích. Số doanh nghiệp hoạt động, kê khai thuế toàn vùng vào khoảng trên 44.000 doanh nghiệp, tăng gần 2.000 doanh nghiệp so với năm 2023; thu hút 90 dự án FDI mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,8 tỷ USD (tập trung vào các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ).
Giải ngân 11 tháng vốn đầu tư công của Vùng đạt khá, 69% (cả nước bình quân 60%), đứng thứ 2 trong cả nước sau vùng Đồng bằng sông cửu Long; toàn Vùng có 9/14 địa phương giải ngân vốn đầu tư công đạt trên mức bình quân cả nước.
Đáng chú ý, 18 dự án trọng điểm của Vùng đã và đang triển khai thực hiện, một số dự án quy mô lớn đã khởi công, triển khai như: cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Hòa Lạc - Hòa Bình - Mộc Châu; đang triển khai thủ tục đầu tư các dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, cảng hàng không Sa Pa; Dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai, cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến…
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm cũng nêu rõ, vùng Trung du và miền núi phía Bắc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vùng tuy tăng trưởng khá nhưng quy mô còn nhỏ, chỉ chiếm 8% so với cả nước. 13/14 địa phương trong vùng vẫn chưa tự cân đối thu chi ngân sách, mô hình tăng trưởng chưa thực sự bền vững, chưa dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế (23,5% lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ; 39% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp; 72% lao động có việc làm nhưng phi chính thức). Tỷ lệ hộ nghèo còn cao nhất so với các vùng trong cả nước.
“Hạ tầng giao thông kết nối vẫn là điểm nghẽn của vùng, chưa kết nối được với Vùng Thủ đô ra các cảng biển, đường sắt chưa kết nối được với Trung Quốc và quốc tế”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm cho biết. Bên cạnh đó, liên kết hợp tác phát triển Vùng còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu. Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Vùng chưa được ban hành...
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm. Ảnh: MPI |
Trên cơ sở các kết quả đạt được trong năm qua, Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số nội dung, giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian tới đối với vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Thứ nhất, cần xác định công tác điều phối thực hiện các dự án vùng, liên vùng, là nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành các dự án đúng tiến độ. Các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch hoạt động năm 2024 của Hội đồng điều phối vùng và đề xuất các chuyên đề để triển khai liên kết vùng thực hiện trong 2025.
Thứ hai, triển khai, phối hợp tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch Vùng, trong đó tập trung nguồn lực thực hiện 4 nhiệm vụ trong tâm, đột phá đã đặt ra tại Quy hoạch; Chủ động xây dựng các nhiệm vụ, đề án trọng tâm đưa vào Báo cáo chính trị phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026 - 2030 để tổ chức thực hiện.
Thứ ba. tiếp tục rà soát, đẩy mạnh công tác xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách, rà soát các quy định của pháp luật để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động phát triển và điều phối vùng; lựa chọn vấn đề đề xuất Hội đồng điều phối Vùng cho ý kiến; đồng thời nghiên cứu, rà soát các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng.
Thứ tư, các Bộ, ngành và các địa phương nghiên cứu, lựa chọn các dự án vùng và có tính chất vùng quan trọng, cấp bách để ưu tiên nguồn vốn bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026 - 2030. Các địa phương cần tập trung nguồn lực cùng với nguồn ngân sách trung ương ưu tiên bố trí cho các dự án để tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng liên kết vùng trong giai đoạn tới; phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến trong năm 2026.
Thứ năm, các Bộ, địa phương tập trung giải ngân số vốn đầu tư công đã được giao trong năm 2024 và năm 2025, quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt và chuẩn bị triển khai 33 dự án quan trọng, liên kết vùng đã được Bộ Chính trị và Chính phủ chỉ đạo trong các Nghị quyết về phát triển Vùng; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Tổ công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rà soát, đề xuất tháo gỡ ngay các khó khăn để hoàn thành đúng tiến độ.
-
Tăng trưởng GRDP vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt 9,1%, cao nhất cả nước -
Quảng Nam ghi dấu ấn với ba nhiệm vụ đột phá chiến lược -
Chính phủ cho ý kiến về 6 đề nghị xây dựng luật, 1 dự án pháp lệnh -
Nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến -
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí -
Hà Nội phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt hai con số -
Hải Phòng xây dựng phương án hợp nhất, tinh gọn bộ máy tổ chức
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024
- IEC Residences Quy Nhơn bàn giao nhà, đón cứ dân về tổ ấm mới
- Nutifood chọn đối tác thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- Những công trình kỷ lục kiến tạo nên tương lai bền vững của Pebsteel
- Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority