-
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,34% sau 9 tháng năm 2024 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo là động lực để ASEAN bắt kịp, tiến cùng và vượt lên -
Tiếp tục phân cấp chủ trương đầu tư, thay tiền kiểm bằng hậu kiểm -
TP.HCM công bố hạn mức đất ở và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp -
Vướng mắc dự án đầu tư có sử dụng đất: Doanh nghiệp đề xuất phân cấp điều chỉnh quy hoạch -
Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật: Giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc pháp lý
Phát biểu từ điểm cầu Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Công nghiệp Mekong - Nhật Bản lần thứ 11 tổ chức tại Thái Lan năm 2019, các Bộ trưởng đã thông qua Báo cáo Tầm nhìn Phát triển Công nghiệp Mekong 2.0 và giao Ban Thư ký xây dựng chương trình công việc chi tiết và hệ thống đánh giá để hiện thực hóa Báo cáo trên.
Với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Nhật Bản, Ban Thư ký đã phối hợp với các nước Mekong, cộng đồng doanh nghiệp và đối tác phát triển hoàn thiện chương trình công việc, bao gồm các dự án hợp tác giữa các nước Mekong và Nhật Bản và dự án do các đối tác phát triển đề xuất cùng với hệ thống đánh giá, trình Hội nghị ngày hôm nay để Hội nghị xem xét, thông qua.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (Ảnh: MPI) |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, các ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp Mekong, Nhật Bản sẽ là đầu vào quan trọng trong việc xây dựng chính sách cho các nước Mekong vì mục tiêu tạo lập môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn, cũng như xác định các định hướng cho hợp tác Mekong - Nhật Bản trong thời gian tới. Đồng thời bày tỏ tin tưởng, Hội nghị sẽ có những thảo luận hiệu quả, đưa ra các định hướng rõ ràng cho Ban Thư ký để triển khai đầy đủ Báo cáo Tầm nhìn Phát triển Công nghiệp Mekong 2.0 vì lợi ích của sự phát triển và thịnh vượng của khu vực Mekong và quan hệ hợp tác Mekong - Nhật Bản.
Phát biểu tại Hội nghị, các Bộ trưởng nhấn mạnh Báo cáo Tầm nhìn Phát triển Công nghiệp Mekong (MIDV2.0) với ba trụ cột chính Kết nối, Đổi mới Kỹ thuật số và Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (SDGs) tiếp tục là giải pháp cho sự phát triển cân bằng của khu vực sông Mekong và sẽ góp phần chuyển đổi vùng sang một nền kinh tế linh hoạt hơn. Như đã ghi nhận trong các tuyên bố của các nhà Lãnh đạo trước đây, các Bộ trưởng tái khẳng định sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa kết nối trong tiểu vùng sông Mekong thông qua việc hiện thực hóa MIDV2.0, lưu ý đến các nhu cầu và ưu tiên của khu vực.
Cùng với những nỗ lực nhằm chống lại sự gián đoạn kinh tế do Covid-19 gây ra, các Bộ trưởng thừa nhận rằng, từ quan điểm trung và dài hạn, điều quan trọng là phải giải quyết những thách thức hiện có. Phát triển cơ sở hạ tầng cứng/mềm và nguồn nhân lực liên quan là chìa khóa để thúc đẩy hơn nữa kết nối trong tiểu vùng sông Mekong, mở rộng chuỗi cung ứng nội vùng và cuối cùng dẫn đến cải thiện năng suất tổng thể. Ngoài ra, các Bộ trưởng chia sẻ quan điểm rằng những nỗ lực của họ nhằm đáp ứng những thay đổi gần đây của Covid-19 đang tạo động lực cho các nước Mekong thúc đẩy đổi mới kỹ thuật số và hoàn thành các mục tiêu SDGs, là 02 trụ cột quan trọng của MIDV2.0.
Toàn cảnh Hội nghị từ điểm cầu Việt Nam (Ảnh: MPI) |
Tại Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp đã báo cáo kết quả của Phiên họp chung Đối thoại Chính phủ Doanh nghiệp Công nghiệp Mekong - Nhật Bản lần thứ 13 và Cuộc họp lần thứ nhất năm 2020 của Nhóm công tác AMEICC về Phát triển Hành lang Tây - Đông (AMEICC WEC-WG) được tổ chức trực tuyến vào ngày 17/7/2020. Các Bộ trưởng đánh giá cao các ý kiến đóng góp, đặc biệt là các khuyến nghị cho khu vực công và tư nhân cần hợp tác để tăng cường tạo thuận lợi thương mại xuyên biên giới trong tiểu vùng sông Mekong thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng cứng và mềm. Đồng thời, tăng cường chuỗi cung ứng trong tiểu vùng sông Mekong bằng cách thúc đẩy đầu tư và phát triển nguồn cung cấp điện và nguồn nhân lực ổn định.
Cùng với đó, thúc đẩy hơn nữa sự đổi mới kỹ thuật số trong các lĩnh vực khác nhau để đáp ứng những thách thức sau khi bùng phát dịch Covid-19, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Các Bộ trưởng hoan nghênh Chương trình làm việc nhằm triển khai vững chắc MIDV2.0, trong đó tổng hợp toàn diện các dự án hợp tác cụ thể do các nước Mekong, Nhật Bản và các đối tác phát triển đề xuất. Bản chương trình công việc của MIDV 2.0 bao gồm Dự án Cải thiện Hành lang kinh tế Đông Tây và Hành lang kinh tế phía Nam, dự án hợp tác giữa Mekong và các công ty Nhật Bản trong đổi mới kỹ thuật số và hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong quản lý ô nhiễm trong khuôn khổ SDGs.
Các Bộ trưởng giao Ban Thư ký AMEICC theo dõi Chương trình công việc để hiện thực hóa MIDV2.0, báo cáo tại Hội nghị Thượng đỉnh Mekong - Nhật Bản lần thứ 12. Theo dự kiến, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Mekong - Nhật Bản lần thứ 13 sẽ được tổ chức bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 53 vào năm 2021 tại Brunei.
-
TP.HCM công bố hạn mức đất ở và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp -
Vướng mắc dự án đầu tư có sử dụng đất: Doanh nghiệp đề xuất phân cấp điều chỉnh quy hoạch -
Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật: Giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc pháp lý -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% sau 9 tháng năm 2024 -
Đánh giá thực chất tình hình kinh tế - xã hội 2024 -
Mua điện gió từ Lào không quá 6,4 UScent/kWh -
Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7%
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá