
-
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng
-
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp
-
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính
-
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp
-
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon
![]() |
Cuộc họp trực tuyến đầu tiên của Ban điều hành Mạng lưới MRBN. Trong ảnh: Đại diện VCCI Cần Thơ tại điểm cầu Cần Thơ |
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ cùng Quỹ Châu Á (TAF - The Asia Foundation) vừa công bố thành lập Mạng lưới Doanh nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (MRBN - Mekong Delta Resilient Business Network) sau một năm chuẩn bị, với sự tài trợ Tập đoàn UPS. Đây là mạng lưới đầu tiên tập hợp các doanh nghiệp tham gia để bàn về các giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh và đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Theo VCCI Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong 7 vùng kinh tế của cả nước bởi tác động của biến đổi khí hậu, mà trong những năm gần đây nghiêm trọng nhất là tình trạng hạn hán, ngập lụt và xâm nhập mặn, điều này đã và đang đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ cho sự phát triển kinh tế của toàn vùng và đời sống dân sinh ĐBSCL.
Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm. Tuy nhiên hiện nay, sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình hoạch định, xây dựng và phản biện chính sách còn mờ nhạt, mặc dù doanh nghiệp chính là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất và đồng thời là những tác nhân chính yếu có khả năng sáng tạo, sản xuất ra các sản phẩm thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu, giúp nền kinh tế địa phương hồi phục và phát triển nhanh nhất sau tất cả các thiên tai, thảm họa.
![]() |
Biến đổi khí hậu đã gây ra tình trạng hạn mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long |
Nhận thấy tầm quan trọng của doanh nghiệp và nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh và chủ động tham gia và đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách liên quan tới biến đổi khí hậu, đồng thời hình thành các kênh thông tin và mở ra các cơ hội kinh doanh mới liên quan đến biến đổi khí hậu trong thời gian tới, VCCI Cần Thơ nhận thấy sự cần thiết và đã sáng kiến thành lập mạng lưới các doanh nghiệp trong vùng ĐBSCL. Ý tưởng này đã được thống nhất, ủng hộ và tài trợ của Quỹ Châu Á (TAF) và UPS Foudation.
Ban Thường trực MRBN gồm các thành viên: Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI tại Cần Thơ - Chủ tịch, ông Nguyễn Hiếu Trung, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ - Phó chủ tịch, ông Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mỹ Lan và Tập đoàn RYNAN - Phó chủ tịch và bà Nguyễn Thị Thương Linh, Phó giám đốc VCCI tại Cần Thơ, Thư ký, điều phối.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 1 (năm 2021 và quý I/2022), các hoạt động chính của MRBN bao gồm:
Xây dựng bộ máy tổ chức MRBN qua đó thành lập Ban điều hành, bầu Ban thường trực và bước đầu vận hành mạng lưới.
Nghiên cứu tác động hạn mặn đến hoạt động của doanh nghiệp ĐBSCL, xây dựng báo cáo nghiên cứu và đề xuất chính sách hữu hiệu.
Gia tăng cơ hội kinh doanh thông qua tổ chức hội chợ triển lãm và hội thảo nhằm tạo các kết nối giữa nhà cung cấp và khách hàng tiềm năng, xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm, giải pháp thích ứng hạn mặn, tăng cường tính liên kết giữa các nhà cung cấp sản phẩm, thu thập thêm các thông tin về thực trạng phát triển năng lượng tái tạo tại ĐBSCL hiện nay.
Tổ chức Diễn đàn thích ứng hạn mặn với mong muốn kiến nghị chính sách của cộng động doanh nghiệp lên Chính phủ thông qua chương trình hợp tác giảm thiểu rủi ro thiên tai Việt Nam (VNDRRP), đồng thời xác định và thúc đẩy cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực thích ứng khí hậu cho thành viên mạng lưới và doanh nghiệp, cũng như xây dựng nền tảng kiến thức cho doanh nghiệp trong thích ứng hạn mặn.

-
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon -
Ngân sách hoạt động cơ quan về khí hậu của Liên hợp quốc được điều chỉnh tăng thêm 10% -
Số hóa: Đòn bẩy chiến lược cho doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi xanh -
Đông Nam bộ tăng tốc phát triển khu công nghiệp sinh thái -
Thúc đẩy tiêu chuẩn hóa hệ thống lưu trữ năng lượng phục vụ phát triển xanh bền vững -
Giải pháp xanh cho tương lai không rác thải nhựa
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh