
-
Bà Trương Mỹ Lan đề nghị SCB cung cấp lại số liệu để toà làm rõ vụ án
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng
-
Bà Trương Mỹ Lan xin được giảm nhẹ “nhiều nhất” có thể
-
Chuyển động mới tại dự án Roxana Plaza sau khi có kết luận thanh tra
-
Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo cho bà Trương Mỹ Lan -
Quảng Nam yêu cầu ngăn chặn tình trạng “sốt đất ảo” tại vùng giáp ranh Đà Nẵng
![]() |
Sau hơn 6 năm đưa vào hoạt động, đường ống nước sạch Sông Đà đã gặp sự cố lần thứ 16, gây thiệt hại hơn 13 tỷ đồng. Ảnh: Bá Đô |
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa kết thúc điều tra vụ án “vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex). Nhà chức trách đề nghị truy tố 9 bị can, gồm ông Trần Cao Bằng (nguyên giám đốc Công ty cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex), Hoàng Thế Trung (nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà – Hà Nội, thuộc Vinaconex), Nguyễn Văn Khải (nguyên phó giám đốc Ban quản lý), Trương Trần Hiển (nguyên trưởng phòng vật tư, thiết bị thuộc Ban quản lý)…
Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Trần Cao Bằng có trách nhiệm chính trong việc sản xuất, cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Dù các sản phẩm sản xuất không được tổ chức thí nghiệm các chỉ tiêu để xác định độ bền tuổi thọ (50 năm), ông Bằng vẫn ký hơn 70 biên bản nghiệm thu giai đoạn cung cấp ống, xác nhận hơn 5.000 sản phẩm ống và phụ kiện đảm bảo chất lượng.
Bị can Hoàng Thế Trung là người đã để xảy ra việc tiếp nhận và sử dụng các sản phẩm không đảm bảo chất lượng vào thi công. Các bị can còn lại đều có vai trò, trách nhiệm liên quan trong việc cung ứng, thi công, giám sát và nghiệm thu công trình.
Theo kết luận điều tra, dự án hệ thống cấp nước sạch Sông Đà - Hà Nội do Vinaconex có 8 hạng mục chính, trong đó hạng mục tuyến ống truyền tải nước sạch dài 46km, sử dụng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh, có nhiệm vụ dẫn, chuyển nước sạch từ Nhà máy xử lý nước mặt Sông Đà (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) đi qua một số địa phận thuộc tỉnh Hòa Bình, Hà Tây (cũ) và Hà Nội, có tổng giá trị quyết toán được duyệt giai đoạn 1 là 1.450 tỷ đồng.
Theo thiết kế ban đầu, dự án sẽ sử dụng ống gang dẻo, nhưng sau đó thay đổi thành composite cốt sợi thủy tinh. Các bị can được cho là đã chỉ đạo sản xuất, tiếp nhận và đưa các sản phẩm ống và phụ kiện ống composite cốt sợi thủy tinh không đảm bảo tiêu chuẩn vào lắp đặt cho các hạng mục công trình, dẫn đến việc tuyến ống liên tục vỡ từ sau khi vận hành đến nay.
Cơ quan điều tra cũng chỉ rõ, trong 14 lần vỡ đường ống nước Sông Đà, đã có 18 cây ống cốt sợi thủy tinh bị phá hủy, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp khắc phục sự cố với số tiền lên đến 13,4 tỷ đồng, ngoài ra phải dừng cấp nước sinh hoạt đối với 177.000 hộ dân trong thời gian dài.
Kết luận điều tra chỉ rõ, những sự cố trên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân Hà Nội và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, doanh nghiệp khai thác đường ống còn phải chi khẩn cấp 1.000 tỷ đồng xây dựng ngay đường ống mới.
Liên quan đến các lãnh đạo của Công ty Vinaconex, cơ quan điều tra cũng chỉ rõ, năm 2004 HĐQT Vinaconex gồm các ông Phí Thái Bình (chủ tịch); Nguyễn Văn Tuân (tổng giám đốc); Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương, Vũ Đình Chầm (đều là ủy viên HĐQT) khi thực hiện vai trò, nhiệm vụ của chủ đầu tư dự án đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình đã đến quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào dự án đầu tư loại vật liệu composite cốt sợi thủy tinh khi chưa thẩm định hiệu quả sử dụng. Bên cạnh đó việc lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực và kinh nghiệm để cung cấp sản phẩm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan điều tra xác định việc làm của các thành viên HĐQT Vinaconex đã vi phạm quy định về quản lý và đầu tư xây dựng công trình, quy chế đấu thầu và Luật xây dựng 2003. "Những hành vi này có dấu hiệu của tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, nên cần phải được điều tra làm rõ và đề nghị xử lý", kết luận điều tra chỉ rõ.
Tuyến đường ống nước sông Đà do Tổng công ty cổ phần Vinaconex làm chủ đầu tư với số vốn khoảng 1.500 tỷ đồng, được đưa vào hoạt động từ năm 2008 với công suất 300.000 m3 nước mỗi ngày đêm. Trong 6 năm hoạt động, đường ống nước đã 16 lần vỡ hoặc gặp sự cố, lần gần đây nhất vào 7/11 gây ảnh hưởng đến 70.000 hộ dân ở Hà Nội.
Để ổn định đời sống của người dân, đầu tháng 10 vừa qua, đường ống nước sạch giai đoạn 2 đã được khởi công để giải cứu cho tuyến ống liên tục gặp sự cố. Tuyến ống này dài 21 km đoạn đi trên trục đại lộ Thăng Long với tổng kinh phí 1.200 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành thi công 21 km tuyến ống số 2 vào ngày 30/5/2016.

-
Bà Trương Mỹ Lan xin được giảm nhẹ “nhiều nhất” có thể -
Kế toán Cục Thi hành án dân sự TP. Huế bị cáo buộc tham ô tiền tỷ -
Chuyển động mới tại dự án Roxana Plaza sau khi có kết luận thanh tra -
Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo cho bà Trương Mỹ Lan -
Quảng Nam yêu cầu ngăn chặn tình trạng “sốt đất ảo” tại vùng giáp ranh Đà Nẵng -
Cấp khống hàng chục ngàn Phiếu lý lịch tư pháp -
Buôn lậu thuốc lá phức tạp, tinh vi hơn khi đối tượng sử dụng công nghệ, mạng xã hội
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort