Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Thép mạ hợp kim xuất khẩu sang Australia lại bị điều tra
Thế Hải - 08/10/2016 07:58
 
Sản phẩm thép mạ hợp kim Việt Nam xuất khẩu sang Australia gặp hạn khi bị khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD).

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) xác nhận, Uỷ ban Chống bán phá giá (Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học) Australia đã ra quyết định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) đối với sản phẩm “thép mạ hợp kim” (galvanished steel) nhập khẩu từ Việt Nam.

Trước đó, ngày 22 tháng 8 năm 2016, Uỷ ban Chống bán phá giá của Australia đã thông báo về việc Uỷ ban này đã tiếp nhận đơn của doanh nghiệp BlueScope Steel Limited yêu cầu điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng thép mạ hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam và Ấn Độ.

BlueScope Steel Limited là nguyên đơn trong vụ việc điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng thép mạ hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam
BlueScope Steel Limited là nguyên đơn trong vụ việc điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng thép mạ hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam

Doanh nghiệp này cũng yêu cầu điều tra áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm tương tự nhập khẩu từ Maylaysia.

Thép mạ hợp kim bị điều tra thuộc Mã HS: 7210.49.00, 7212.30.00, 7225.92.00 và 7226.99.00. Giai đoạn điều tra phá giá và trợ cấp: 01/7/2015 – 30/06/2016. Giai đoạn điều tra thiệt hại: từ 01/7/2012.

Quyết định tạm thời về vụ việc có thể được ban hành sau 60 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra, nếu cơ quan điều tra nhận thấy có đủ bằng chứng để ban hành một thông báo áp thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp.

Trong trường hợp có Quyết định tạm thời về vụ việc, Liên bang có thể áp dụng biện pháp tạm thời, bao gồm việc áp dụng biện pháp bảo mật, đối với thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp có thể phải trả của hàng hoá nhập khẩu.

Trường hợp Quyết định tạm thời về vụ việc không được ban hành sau 60 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra, cơ quan điều tra sẽ ban hành một bản báo cáo trong đó giải thích lý do tại sao không ban hành.

Đây không phải lần đầu tiên, sản phẩm thép mạ hợp kim Việt Nam bị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Vào tháng 7/2014, nguyên đơn của vụ việc là BlueScope Steel cáo buộc sản phẩm thép mạ kẽm nhập khẩu từ Việt Nam bán phá giá, với biên độ phá giá lên tới 16,26%.

Dù lượng nhập khẩu mặt hàng nói trên vào Australia trong năm 2013 chỉ khoảng 12.524 tấn, tương ứng 6,9% trong tổng lượng thép mạ kẽm mà Australia nhập khẩu từ các quốc gia khác, nhưng nguyên đơn vẫn cáo buộc “thép nhập khẩu từ Việt Nam gây thiệt hại đáng kể cho ngành công nghiệp thép của Australia”.

Tuy nhiên, sau hơn 1 năm điều tra, ADC phải công bố về việc chấm dứt điều tra trong vụ việc Điều tra chống bán phá gia đối với sản phẩm tôn mạ kẽm từ Ấn Độ và Việt Nam. Trong đó, lượng xuất khẩu tôn mạ kẽm của Việt Nam trong giai đoạn điều tra là 23.253 tấn (tương đương 18,1 triệu USD).

ADC đã chấp nhận kết luận điều tra của cơ quan điều tra Australia cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm tôn mạ của Việt Nam nhập khẩu vào Australia không bán phá giá, lượng phá giá không đáng kể.

Áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc
Từ ngày 16/9, Việt Nam sẽ áp thuế chống bán phá giá tạm thời sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc với mức...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư