Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Làm việc với các địa phương Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây nguyên
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Trong khó khăn, miền Trung - Tây Nguyên phải mạnh mẽ hơn nữa để đi lên
Uông Tân - 18/07/2020 11:11
 
Sáng nay 18/7, tại TP Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó thủ tướng Trương Hòa Bình chủ trì cuộc họp với các địa phương Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Tây nguyên.
Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ ngành liên quan; lãnh đạo của 12 địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Tây nguyên (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng).
Cuộc họp nhằm bàn các nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn từng địa phương và từng vùng. Trong đó, trọng tâm là việc phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, từng vùng và đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới trước tác động của đại dịch Covid-19.
Mở đầu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ những khó khăn mà các địa phương đang trải qua do những tác động của dịchCovid-19.
Thủ tướng cho rằng thời gian qua, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 được triển khai hết sức quyết liệt và hiệu quả. Tuy nhiên, dịch Covid- 19 cũng đã có những tác động lớn đến nền kinh tế, khi 6 tháng vừa qua, mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua.
.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong khó khăn, miền Trung, Tây Nguyên phải mạnh mẽ hơn nữa để đi lênChính quyền các địa phương phải hòa chung hơn nữa vào hơi thở cuộc sống, lắng nghe, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, tạo niềm tin, vực dậy nền kinh tế.
Thủ tướng cho rằng, miền Trung có sân bay, có cảng biển, khu kinh tế, nhiều khu công nghiệp hạ tầng tốt... Đồng thời phẩm chất con người miền Trung cần  cù, chịu khó, mạnh mẽ, do đó nơi đây có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Trong khó khăn như thế này, hơn ai hết miền Trung phải mạnh mẽ hơn nữa để đi lên, nhất định không để đứt gãy nền kinh tế. Chính quyền các địa phương phải hòa chung hơn nữa vào hơi thở cuộc sống, lắng nghe hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, tạo niềm tin, vực dậy nền kinh tế”.
Một nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính phủ nhắc đến là công tác giải ngân đầu tư công. Theo đó, Thủ tướng đánh giá công tác giải ngân đầu tư công các tỉnh miền Trung thấp, đặc biệt là giải ngân ODA “đạt mức rất thấp”. Trong khi nguồn vốn này đã có sẵn.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Các đồng chí lãnh đạo địa phương phải quyết liệt hơn nữa trong việc này. Tại sao Bình Định, cũng là địa phương miền Trung có hoàn cảnh và đặc điểm như các địa phương khác nhưng mà họ làm công tác giải ngân tốt như vậy? Lãnh đạo các địa phương, các sở ban ngành phải xem xét, làm như thế nào mà để giải ngân thấp như vậy? Đề nghị các đồng chí nghiêm túc xem lại.”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị lãnh đạo các địa phương tại Hội nghị lần này phải mạnh dạn đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm tạo ra sự đột phá cho nền kinh tế; đồng thời phải thực hiện quyết liệt hơn nữa công tác giải ngân đầu tư công.
Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo tình hình kinh tế xã hội của các địa phương khu vực miền Trung- Tây nguyên.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GRDP khu vực Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giảm 3,22% so với cùng kỳ 2019; 4/7 địa phương có mức tăng trưởng dương, nhưng có 3 địa phương là đầu tàu nền kinh tế là Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa có tăng trưởng âm. Riêng vùng Tây nguyên có mức tăng trưởng đạt 2,72% so với cùng kỳ 2019.
.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, thu hút vốn đầu tư miền Trung hiện nay chưa đạt yêu cầu, thu hút đầu tư thiếu các dự án lớn, có quy mô, mang tính động lực.
Về thu hút đầu tư, 6 tháng đầu năm, các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thu hút được 330 triệu USD vốn FDI, chủ yếu ở các lĩnh vực lưu trú, công nghiệp chế biến chế tạo... 
Về giải ngân đầu tư công, hai khu vực Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Tây nguyên có mức giải ngân đầu tư công theo kế hoạch là 63 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên đến 30/6, giải ngân đầu tư công miền Trung mới đạt 34,2% và Tây nguyên là 31,5%. Thấp hơn tỷ lệ giải ngân đầu tư công cả nước (35,5%). Tuy nhiên, trong bức tranh chung về giải ngân đầu tư công, vẫn có điểm sáng đó là 3 địa phương Đà Nẵng, Gia Lai, Bình Định có mức giải ngân đầu tư công khá tốt.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết thêm, hiện nay tổng vốn đầu tư công chưa giải ngân đối với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây nguyên là hơn 34 nghìn tỷ đồng.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, thu hút vốn đầu tư miền Trung hiện nay chưa đạt yêu cầu, thu hút đầu tư thiếu các dự án lớn, có quy mô, mang tính động lực. Các địa phương thiếu sự liên kết, vẫn còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”, không thể liên kết...
Tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương đã kiến nghị một số vấn đề cấp thiết tại địa phương mình, cũng như đề xuất một số chính sách, giải pháp trong việc tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phân 7 vùng kinh tế, vùng Thủ đô mới gồm 15 tỉnh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố lấy ý kiến Dự thảo Báo cáo bổ sung về các phương án phân vùng giai đoạn 2021 - 2030 để triển khai thực...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư