-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên đối thoại của Diễn đàn cấp cao và Triển lãm công nghiệp 4.0 |
Sự có mặt của các thương hiệu lớn, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam tại Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 diễn ra song song với các phiên thảo luận của Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 là ấn tượng đầu tiên mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhắc tới khi mở đầu phiên đối thoại.
“Sự có mặt của các doanh nghiệp cho thấy cuộc cách mạng 4.0 không ở xa Việt Nam, ở ngay trong Việt Nam”, Thủ tướng nói.
Nhưng Thủ tướng cũng nhắc tới những khuyến nghị của giới chuyên gia quốc tế khi nói về tốc độ của Việt Nam trong cuộc cách mạng này.
“Hôm qua, tôi gặp các diễn giả của Diễn đàn. Có vị nói Việt Nam đã có cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng quy mô chưa lớn, cần tốc độ cao hơn, cần chính sách pháp luật phù hợp hơn. Đây là vấn đề chúng ta phải suy nghĩ và hành động”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh tới các bộ, ngành, địa phương và từng doanh nghiệp.
Lợi thế của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khá rõ ràng, nhưng Thủ tướng dành nhiều thời gian để nói về những bất lợi, bất cập cần phải thay đổi.
Đó là nguồn nhân lực Việt Nam với khoảng 40% lao động nông thôn, năng suất lao động thấp, làm sao để trang bị kỹ năng cho người lao động bắt kịp với yêu cầu mới.
Đó là bài toán phát triển hạ tầng công nghệ thông tin – nền tảng thành công của cách mạng công nghiệp 4.0.
Đó là các mặt trái của 4.0, như thất nghiệp, các vấn đề xã hội và mục tiêu để không ai ở lại phía sau trên con tàu 4.0.
“Muốn đạt mục tiêu, tôi muốn chúng ta phải làm nhanh hơn, mạnh hơn trong hoàn thiện chính sách, nhất là chính sách phát triển doanh nghiệp”, Thủ tướng nói.
Cụ thể, 4 nhiệm vụ mà Thủ tướng nhấn mạnh sẽ phải tập trung thực hiện trong thời gian tới gồm: Tập trung hoàn thiện thể thế, cơ chế, chính sách, pháp luật cho phát triển nền kinh tế, công nghiệp thông minh; Xây dựng hệ thống kê cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là công nghệ thông tin và hạ tầng thông tin sẵn sàng cho công nghiệp 4.0; Phát triển nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế; Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc giá, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo ở mọi ngành, lĩnh vực.
Riêng năm 2018, Thủ tướng đề nghị triển các bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế pháp luật, tạo điều kiện để doanh nghiệp hấp thụ công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp.
“Các bộ, ngành chú ý đây là nhiệm vụ trọng tâm”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
-
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia -
Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Malaysia -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"