-
Khánh Hòa thông tin về nguyên nhân 46 dự án phải xác định lại giá đất -
Bộ Công an có tân Thứ trưởng -
Thủ tướng chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân -
Hai năm liên tiếp Thái Bình thu hút FDI đạt trên 1 tỷ USD -
Phó bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Vinh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021 - 2026 -
Năm 2025: Đột phá để về đích cả chặng đường 2021-2025
Gạo là nhóm hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Indonesia. |
Năm 2024 đã khép lại với nhiều điểm sáng tích cực trong quan hệ thương mại Việt Nam - Indonesia với kim ngạch xuất nhập khẩu song phương tiếp tuc tăng trưởng mạnh, vượt 16 tỷ USD, theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia.
Với kết quả này, kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 4 năm trở lại đây từ mức 8,07 tỷ USD năm 2020 lên mức trên 16 tỷ của năm 2024.
Giai đoạn 2021-2024, ghi nhận sự chuyển dịch tích cực về xuất khẩu của Việt Nam, nhờ đó thu hẹp về mức thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương, đặc biệt trong năm 2023 và 2024.
Tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Indonesia trong 2 năm này đạt 16,9%/năm trong khi nhập khẩu tăng trưởng 4,8%/năm. Mức thâm hụt thương mại đã giảm từ 5,12 tỷ USD năm 2022 xuống còn khoảng 3,76 tỷ USD trong 11 tháng năm 2024.
Những nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Indonesia là nông thủy sản, công nghiệp chế biến chế tạo...
Trong đó, gạo là nhóm hàng nông sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, 11 tháng 2024 đạt 1,13 triệu tấn, giá trị 679 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và 10,4% về trị giá. Indonesia tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam trong 2024.
Cà phê cũng là nông sản đạt mức tăng trưởng xuất khẩu tích cực sang Indonesia, 11 tháng 2024 tăng tới 74% với trị giá 203,34 triệu USD, góp phần quan trọng trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông sản.
Năm qua, xe ô tô điện của Việt Nam (Vinfast) lần đầu xuất khẩu sang thị trường Indonesia, góp phần tăng tính bền vững của kim ngạch xuất khẩu Việt Nam, giảm thâm hụt thương mại.
Theo đó, xuất khẩu nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng trong 11 tháng 2024 đạt 379 triệu USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu dệt may duy trì tốc độ tăng trưởng bất chấp các biện pháp phòng vệ thương mại, thể hiện tính cạnh tranh cao của hàng dệt may nước ta tại thị trường Indonesia.
Năm 2024 là một năm khó khăn với ngành dệt may Indonesia khi nhiều doanh nghiệp dệt phải đóng cửa, số lượng lao động ngành bị sa thải lớn khiến nước này khởi xướng, gia hạn áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại đối với nhóm hàng dệt, may nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước.
Tháng 8/2024, Indonesia gia hạn áp thuế tự vệ thêm 03 năm đối với các nhóm sản phẩm vải dệt. Việt Nam có 03/05 nhóm hàng phải chịu thuế đó là: nhóm vải dệt cotton, nhóm vải dệt kim và nhóm vải tuyn, các loại vải lưới, ren và vải thêu.
Nước này cũng tiếp tục gia hạn áp thuế tự vệ đối với các nhóm sản phẩm thảm và sản phẩm dệt trải sản (HS.57) và Việt Nam nằm trong danh sách các nước phải chịu thuế tự vệ.
Gần đây nhất, ngày 07/11/2024; Indonesia đã khởi xướng điều tra gia hạn tự vệ đối với nhóm hàng may mặc và phụ kiện từ các nước, tiếp tục duy trì chính sách bảo hộ cao đối vưới ngành dệt may trong nước.
Bất chấp các khó khăn do các biện pháp phòng vệ thương mại của Indonesia, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng dệt may vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 887,48 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023, chiểm tỷ trọng 15,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Thương vụ Việt Nam tại Indonesia nhận định, quan hệ kinh tế, thương mại song phương Việt Nam - Indonesia không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ với kim ngạch thương mại song phương tăng gấp 4 lần trong 10 năm qua. Kết quả này có được nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao nhất.
Gần đây nhất, tại các buổi tiếp và hội đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Tổng thống đắc cử Indonesia nhân chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng 9/2024, lãnh đạo hai nước đều khẳng định quyết tâm đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 18 tỷ USD.
Để đạt con số này, 2 nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương; tháo gỡ khó khăn và rào cản thương mại nhằm tạo thuận lợi tiếp cận thị trường hàng hóa của nhau.
Indonesia đã và đang trở thành một thị trường trọng điểm và hết sức tiềm năng tại khu vực châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia trong ASEAN. Thương mại hai chiều năm 2023 đạt 14 tỷ USD, Việt Nam nhập siêu khoảng 3,73 tỷ USD.
Kết quả trao đổi thương mại năm 2024 vượt 16 tỷ USD là tiền đề quan trọng cho việc sớm đạt mục tiêu thương mại song phương 18- 20 tỷ USD.
-
Năm 2025: Đột phá để về đích cả chặng đường 2021-2025 -
Thêm 2 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới -
Ngoại giao Việt Nam với những chuyển động mạnh mẽ -
Ninh Thuận cắt giảm 30% thời gian giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư -
Rốt ráo lo nhân lực cho điện hạt nhân -
Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 -
Khánh Hòa nêu các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững