
-
HĐND TP. Hải Phòng kiện toàn bộ máy chính quyền, thông qua một số nghị quyết quan trọng
-
Ninh Bình: Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm cán bộ sau sáp nhập
-
Tiếp nhận 50.300 tờ khai xuất nhập khẩu trong ngày đầu chuyển đổi mô hình bộ máy
-
Hưng Yên ngày đầu vận hành chính quyền địa phương hai cấp: Tổ chức thông suốt, hành chính thân thiện
-
Quảng Trị bổ nhiệm các giám đốc sở sau sáp nhập -
HĐND TP.HCM thành lập 15 sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố
Tuần qua, khi thảo luận sửa đổi Nội quy kỳ họp Quốc hội, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm nhất là chế tài nào đủ mạnh để khắc phục cho được tình trạng chậm gửi tài liệu, kéo dài từ kỳ họp này sang kỳ họp khác, từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác. Thật trùng hợp, thời điểm đó, Ủy ban Kinh tế phải hoãn phiên họp Thường trực mở rộng, mà lý do chính là vì tài liệu được gửi quá chậm.
Chuyện là, từ ngày 29/8/2022, Ủy ban Kinh tế đã gửi giấy mời tới một số cơ quan mời tham dự phiên họp Thường trực mở rộng thẩm tra sơ bộ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào sáng ngày 9/9/2022.
Đây là khâu bắt buộc để phục vụ phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án luật này, dự kiến vào ngày 22/9.
Điều 64, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định, đối với dự án, dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thì chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan trình phải gửi hồ sơ đến cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan khác của Quốc hội để tiến hành thẩm tra, tham gia thẩm tra.
Chiểu theo quy định này, chậm nhất trước ngày 2/9, hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) phải được đặt trên bàn các vị đại biểu được mời tham dự phiên thẩm tra, chí ít cũng phải đến được tay Thường trực Ủy ban Kinh tế.
Khoảng thời gian 5 - 7 ngày cũng mới chỉ tạm đủ để các vị đại biểu nghiên cứu hồ sơ một dự án luật thông thường (có dung lượng từ ngàn trang trở lên), chứ chưa nói đến dự án vô cùng khó như Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Vẫn biết, cơ quan thẩm tra không thụ động ngồi chờ cơ quan trình gửi hồ sơ mới tiếp cận vấn đề, mà đã chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa, theo tinh thần làm việc đã được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiều lần nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội, ngay từ tháng 8/2021, khi làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường về tiến độ chuẩn bị sửa đổi Luật Đất đai, cũng đã yêu cầu các cơ quan của Quốc hội phải đồng hành cùng Chính phủ, không “ngồi chờ” thụ động.
Từ cuối tháng 7/2022, khi Ban Soạn thảo Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) công bố dự thảo và tổ chức xin ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp, các địa phương... đều có sự tham dự của đại diện Ủy ban Kinh tế.
Nhưng, được công bố để xin ý kiến nhân dân chỉ là dự thảo luật lần 1 và dự thảo tờ trình dự án luật khá vắn tắt. Hơn nữa, việc thẩm tra phải dựa trên hồ sơ chính thức được cơ quan trình dự án luật gửi tới, với đầy đủ báo cáo tổng kết thi hành luật hiện hành, báo cáo đánh giá tác động, báo cáo thẩm định, báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Chỉ tính riêng các luật liên quan đến Luật Đất đai đã là con số trên 100.
Thế nên, chỉ cần đọc được hết hồ sơ dự án cũng đã mất rất nhiều thời gian, chưa kể phải đọc với tư cách thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra. Bởi vậy, đến ngày 5/9, khi hồ sơ dự thảo vẫn bặt vô âm tín, thì Ủy ban Kinh tế buộc phải gửi văn bản đôn đốc.
Thế nhưng, ngày 8/9, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh vẫn buộc phải ký văn bản xin hoãn cuộc họp thẩm tra vì “đến hết ngày 7/9/2022, Ủy ban Kinh tế chưa nhận được hồ sơ của Chính phủ về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)”.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói rằng, cơ quan thẩm tra không tiến hành thẩm tra dự án luật khi hồ sơ gửi không đúng thời hạn. Đại biểu Quốc hội, khi góp ý sửa nội quy kỳ họp, cũng đề nghị không trình Quốc hội xem xét đối với các dự án luật không đảm bảo thời hạn gửi theo quy định.
Nhưng các cơ quan của Quốc hội đã nhiều lần du di, Quốc hội cũng thế. Đến nỗi, có đại biểu đã khái quát rằng, gửi tài liệu chậm là “vấn đề muôn thủa, kỳ họp nào, tài liệu cũng chậm”.
Lần này, cơ quan chủ trì thẩm tra Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) chắc cũng khó có thể giữ quan điểm “cứ đúng luật mà làm”. Bởi đã lỡ hẹn tới 4 lần, dự thảo luật cực kỳ quan trọng này mới có thể được trình ra Quốc hội ở Kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022), trong bối cảnh đổi mới chính sách về đất đai là yêu cầu hết sức bức thiết.
Thế nhưng, việc không chấp hành đúng quy định của luật, hay nói đúng ra là tinh thần thượng tôn pháp luật chưa được coi trọng đúng mức ở chính khâu xây dựng luật, sẽ khiến cho cảnh “bắc nước sôi chờ gạo” mãi không được cải thiện.
Như thế, thật có lý khi đại biểu Quốc hội đòi hỏi phải có chế tài đủ mạnh, để tinh thần thượng tôn pháp luật được thể hiện ở tất cả các khâu của quy trình xây dựng pháp luật.

-
HĐND TP. Hải Phòng kiện toàn bộ máy chính quyền, thông qua một số nghị quyết quan trọng
-
Ninh Bình: Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm cán bộ sau sáp nhập
-
Tiếp nhận 50.300 tờ khai xuất nhập khẩu trong ngày đầu chuyển đổi mô hình bộ máy
-
Hưng Yên ngày đầu vận hành chính quyền địa phương hai cấp: Tổ chức thông suốt, hành chính thân thiện
-
Quảng Trị bổ nhiệm các giám đốc sở sau sáp nhập -
Ban Chính sách, chiến lược Trung ương có thêm lãnh đạo -
HĐND TP.HCM thành lập 15 sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố -
TP.HCM kiến nghị bố trí nhà công vụ cho cán bộ được điều động, luân chuyển công tác -
Ông Đoàn Minh Dũng được bổ nhiệm làm Trưởng Thuế TP.HCM -
Gia Lai công bố loạt lãnh đạo sở, ngành sau sáp nhập -
Đà Nẵng vào giai đoạn bước ngoặt, năm then chốt trong kế hoạch 5 năm
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới