
-
Hoàn thiện, trình Quốc hội Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
-
Tổ chức lễ khởi công chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam tạo khí thế tưng bừng lan tỏa tinh thần yêu nước
-
Quý I/2025: Thu ngân sách đạt kết quả khả quan
-
TP.HCM sẽ có phường Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định
-
Chi tiết các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước -
Hải Phòng đưa 4 dự án chậm triển khai, tiến độ kéo dài vào diện theo dõi, xử lý
![]() | ||
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội |
Thưa ông, ông nghĩ sao khi mà hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế đều không đạt, trong khi tỷ lệ thất nghiệp lại rất thấp?
Nghiên cứu các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trong nhiều năm trở lại đây, tôi rất băn khoăn về con số thất nghiệp, con số việc làm mới.
Lấy năm 2012 làm ví dụ, kế hoạch đặt ra là tổng vốn đầu tư toàn xã hội tương đương 33,5% GDP, tăng trưởng GDP là 6-6,5%, tạo việc làm mới 1,6 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị 4%. Trong khi trên thực tế, vốn đầu tư toàn xã hội chỉ đạt 28,5% GDP, tăng trưởng GDP đạt 5,03%, thì số tạo việc làm mới vẫn đạt 1,520 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị chỉ còn 3,25%. Điều đáng nói nữa là, so với số liệu đã báo cáo với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tốc độ tăng trưởng GDP đều thấp hơn, nhưng số việc làm mới lại cao hơn tới 5.000 người và tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị lại giảm 0,38%.
Ông có nghĩ rằng, trong điều kiện kinh tế như vậy, đáng ra thất nghiệp phải tăng, số việc làm mới phải giảm?
Về mặt lý thuyết, cứ GDP tăng trưởng 1% thì sẽ tăng được 0,25% số lượng việc làm mới. Như vậy về lý thuyết, thì chúng ta không thể tạo ra được 1,52 triệu việc làm mới trong năm 2012. Trong năm 2012, có 54.000 DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động cao hơn rất nhiều so với năm 2011 (52.000 DN), thì tỷ lệ thất nghiệp chung phải tăng, chứ không thể giảm từ 2,96% năm 2011 xuống 2,8% năm 2012.
Tương tự, trong 4 tháng đầu năm nay, bình quân mỗi tháng, có tới 5.000 DN phải giải thể, phá sản, ngừng hoạt động (cao hơn so với bình quân của năm 2012 là 4.500 DN/tháng) thì tạo việc làm trong nước khó có thể tăng được 1,6%; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị khó có thể dừng lại ở con số 3,4% và tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cũng khó có thể dừng lại là 4% như Báo cáo của Chính phủ sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 vào ngày 20/5 tới đây.
Theo ước tính của ông, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong 4 tháng đầu năm là bao nhiêu?
Ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp ít nhất cũng phải 4%. Còn ở khu vực nông thôn, tỷ lệ thiếu việc làm chắc khá cao, nhưng khó ước lượng, bởi với khoảng 19.600 DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm đã có một lực lượng lao động khá lớn làm việc ở DN “về với thầy bu”.
Với tình hình sản xuất, kinh doanh 4 tháng đầu năm, tôi cho rằng, con số tạo việc làm mới 495.000 lao động, đạt 30,9% kế hoạch như số liệu của Tổng cục Thống kê chưa hẳn đã chính xác.
Vì sao lại có sự chênh lệch giữa số người thất nghiệp, thiếu việc làm thực tế với con số báo cáo của các cơ quan chức năng?
Ở các nền kinh tế phát triển, hầu hết lao động làm việc ở khu vực chính thức (có hợp đồng lao động), nên mỗi khi số lượng lao động biến động người ta biết một cách chính xác. Còn ở nước ta, tỷ lệ lao động phi chính thức (lao động tự do) chiếm khoảng 62%, nên việc xác định số lượng người mất việc làm, thiếu việc làm khó có thể chính xác. Ngoài ra, để tính số lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, các nước thực hiện điều tra, khảo sát. Song, ở nước ta, việc chọn mẫu điều tra, khảo sát không theo chuẩn quốc tế, cơ cấu chọn mẫu không hợp lý, mẫu chọn nhỏ, nên độ chính xác thấp, không phản ánh chính xác số lượng mất việc làm, thiếu việc làm.
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, tỷ lệ thất nghiệp rất cao, có khi lên tới 10-25%. Tại sao ông vẫn cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp của nước ta hiện chỉ khoảng 4%. Liệu tính toán này có chính xác?
Tôi nghĩ, tỷ lệ thất nghiệp 4% là tương đối chính xác, bởi các lý do sau. Thứ nhất, khu vực nông thôn, khu vực lao động phi chính thức đang là “bà đỡ” trong giải quyết việc làm. Người lao động mất việc làm ở các nước họ hưởng bảo hiểm thất nghiệp để đi tìm việc làm mới, còn ở ta, người lao động mất việc làm bắt buộc phải “xoay” việc làm mới ở khu vực phi chính thức hoặc “hồi hương”, bởi nếu không làm thì lấy gì mà sống.
Thứ hai, hiện tượng trục lợi bảo hiểm diễn ra khá nhiều. Cụ thể, năm 2012 có hàng chục ngàn lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, nhưng thực tế họ “nhảy việc” (đi làm việc cho DN khác). Nếu tính tất cả những người “nhảy việc” và những người chuyển sang làm việc ở khu vực phi chính thức, thì tỷ lệ thất nghiệp hiện cũng chỉ khoảng 4%.
Mạnh Bôn
-
Hải Phòng đưa 4 dự án chậm triển khai, tiến độ kéo dài vào diện theo dõi, xử lý -
Kiến nghị áp dụng rộng rãi cơ chế gỡ khó các dự án đã có kết luận thanh tra -
Trình Quốc hội một trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam -
HĐND TP.HCM bàn phương án sáp nhập tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu -
Báo cáo Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn của dự án năng lượng tái tạo trong tháng 6/2025 -
Chủ tịch Hà Nội có thêm nhiệm vụ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã -
Quảng Bình - Quảng Trị bàn kế hoạch “về chung một nhà”
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa