Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 18 tháng 04 năm 2024,
Xuất khẩu hàng hóa sang cả 5 châu lục tăng trưởng cao
Thế Hải - 18/05/2022 20:21
 
4 tháng đầu năm 2022, cả 5 châu lục đều tăng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, trong đó, châu Á nhập 57,25 tỷ USD, tăng 13,%; châu Mỹ 42,74 tỷ USD, tăng 21%; châu Âu tăng 14,9%...
Xuất khẩu sang cả 5 khu vực thị trường đều ghi nhận tăng trưởng cao trong 4 tháng 2022.
Xuất khẩu sang cả 5 khu vực thị trường đều ghi nhận tăng trưởng cao trong 4 tháng đầu năm 2022.

Thông tin về tình hình xuất nhập khẩu tháng 4 và 4 tháng đầu năm do Tổng cục Hải quan vừa công bố cho biết, 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 242,43 tỷ USD, tăng 15,9% (tương ứng 33,21 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu đạt 122,48 tỷ USD, tăng 16,5%, (tương ứng 17,3 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 119,95 tỷ USD, tăng 15,3%, (tương ứng 15,9 tỷ USD).

Tháng 4, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 849 triệu USD, 4 tháng, cả nước xuất siêu 2,53 tỷ USD.

rị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn trong 4 tháng/2021 và 4 tháng/2022
Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn trong 4 tháng/2021 và 4 tháng/2022. Nguồn Tổng cục Hải quan


Trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 157,49 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.

3 đối tác thương mại lớn ở châu Á là Trung Quốc (xuất khẩu 17,92 tỷ USD, nhập khẩu 38,08 tỷ USD); Hàn Quốc (xuất khẩu 8,32 tỷ USD, nhập khẩu 22,36 tỷ USD); Nhật Bản (xuất khẩu 7,39 tỷ USD, nhập khẩu 7,92 tỷ USD).

Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 50,71 tỷ USD, tăng 17%; châu Âu: 26,15 tỷ USD, tăng 11,5%; châu Đại Dương: 5,44 tỷ USD, tăng 30% và châu Phi: 2,64 tỷ USD, tăng 7,9% so với 4 tháng/2021.

Ấn tượng hơn cả là xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang cả 5 châu lục đều ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số, trong đó, châu Mỹ là khu vực thị trường có mức tăng mạnh nhất đạt 42,74 tỷ USD, tăng 21%, trong đó xuất sang Mỹ đạt 36,2 tỷ USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Những nhóm hàng có mức tăng trưởng cao và giá trị lớn sang Mỹ, gồm: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,19 tỷ USD, tăng 32,2%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang đạt 4,47 tỷ USD, tăng 13,7%; Máy móc, thiết bị phụ tùng 6,01 tỷ USD, tăng 4,9%; Hàng dệt may gần 6 tỷ USD, tăng 26,8%, tương ứng tăng 1,26 tỷ USD; Thủy sản đạt 850 triệu USD, tăng 75%

Xuất khẩu sang châu Âu 4 tháng đạt 18,97 tỷ USD, tăng 14,9%, trong đó thị trường EU28 đạt 15,75 tỷ USD, tăng 21,9%, nhóm hàng xuất khẩu sang EU đạt tăng trưởng cao, gồm: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,52 tỷ USD, tăng 15,2%; Máy móc, thiết bị và phụ tùng 1,77 tỷ USD, tăng 10,2%; Hàng dệt may sang EU có mức tăng vượt trội, đạt 1,3 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước; Thủy sản 422 triệu USD, tăng 47,3%......

Xuất khẩu sang thị trường châu Đại Dương tăng 28% nhưng do giá trị tuyệt đối còn thấp nên chỉ dừng ở 2,21 tỷ USD, tương tự xuất khẩu sang châu Phi tăng 15,8%, đạt 1,31 tỷ USD.

Sản xuất của hầu hết các ngành, lĩnh vực, địa phương đều trong xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Trong các còn lại của quý 2, hoạt động xuất khẩu vẫn đang sôi động do các doanh nghiệp đều đã ký được các hợp đồng xuất khẩu.

Khó khăn hiện giờ là giá nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu trên thế giới tăng đã tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp, nhất là giá xăng dầu tăng đã tác động làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ gây áp lực lên hoạt động sản xuất, kinh doanh và làm chậm tiến trình phục hồi kinh tế.

Doanh nghiệp thích nghi với các FTA, xuất khẩu tiếp tục là cửa sáng
Xuất khẩu sang các thị trường đối tác trong các hiệp định thương mại tự do tiếp tục tăng khi doanh nghiệp dần thích nghi với các FTA, biết cách...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư