Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 15 tháng 01 năm 2025,
Nhiều đại gia Trung Quốc vào thị trường smartphone
B.Hà - 18/04/2013 06:24
 
Sự có mặt của HTC; Huawei và mới đây là Oppo Find 5, thị trường smartphone Việt Nam đang chứng kiến sự “đổ bộ” của các dòng điện thoại xuất xứ từ Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN

(baodautu) Sau xuất hiện các dòng điện thoại smartphone của các thương hiệu lớn như I Phone; Black Berry; Nokia được sản xuất tại Trung Quốc với nhiều chủng loại, mới đây, thêm nhiều loại điện thoại Trung Quốc “vào” Việt Nam dưới hai hình thức: có thương hiệu và không có thương hiệu (dân trong nghề gọi là điện thoại no name).

Cụ thể, loại có thương hiệu là HTC (Đài Loan-Trung Quốc); Lenovo; Huawei và mới đây là Oppo Find 5

files/2013/04/18/nhieu-dai-gia-trung-quoc-vao-thi-truong-smartphone-2.jpg
Điện thoại Huawei tương lai sẽ sử dụng vi xử lý 8 lõi.

Ở góc độ thị trường, theo nhận định chung của các chuyên gia, một trong những lý do khiến smartphone vẫn tiêu thụ tốt ngay cả khi kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục như hiện nay, là vì các hãng điện thoại liên tục tung các sản phẩm có mức giá phải chăng hơn.

Đồng thời, khoảng cách về giá giữa smartphone và điện thoại phổ thông ngày càng thu hẹp. Do đó, người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận chi thêm tiền để mua một chiếc smartphone với các tính năng vượt trội hơn hẳn.

Đây chính là yếu tố quyết định khiến nhiều hãng điện thoai Trung Quốc (vốn có sức cạnh tranh về giá) đẩy mạnh sự xuất hiện của mình ở Việt Nam.

Mặt khác, theo bà Nguyễn Cẩm Phương, Tổng giám đốc Saigon Tel - đơn vị nhập khẩu Sharp, đối tác của Saigon Tel là Foxcon cũng như nhiều đại gia Trung Quốc khác đang xúc tiến các cuộc đàm phán với các nhà mạng, cũng như một số thương hiệu sản xuất điện thoại khác của Việt Nam để cung cấp hàng thiết bị gốc (OEM) cho các đơn vị này, giá thành được điều chỉnh tùy thuộc độ lớn của đơn hàng.

Xác minh của chúng tôi đối với các nhà phân phối và một số nhà mạng, đây là thông tin hoàn toàn xác thực.

Cụ thể, Viettel tuy đã đầu tư một dây chuyền lắp ráp điện thoại di động nhưng cũng đang xúc tiến các hợp đồng nhập khẩu OEM với Smartphone của một số công ty Trung Quốc, trong đó có Foxcon. Phân khúc được nhắm đến là khách hàng trẻ, sinh viên có thu nhập trung bình nhưng có nhu cầu sư dụng smartphone để lướt web, truy cập internet, chơi game.

Các nhà cung cấp đều cho rằng, xu hướng sử dụng smartphone đang gia tăng tại Việt Nam, vì theo thống kê của các nhà nghiên cứu IDC lẫn GfK, thị trường Việt Nam có tốc độ phát triển thị trường smartphone nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Đồng thời, tỷ lệ nhập khẩu smartphone của Việt Nam cũng rất cao, dự báo tăng 40%/năm và sẽ đạt đến con số 8 triệu chiếc vào năm 2015. Mặt khác, hệ điều hành và ứng dụng cho smartphone ngày càng nhiều. Với một số điện thoại sử dụng hệ điều hành Android thì smartphone còn đóng vai trò là một trạm phát sóng Wi Fi di động (thay thế USB 3G) trong kết nối internet. Điều này đã tạo được nhu cầu sở hữu và sử dụng từ phía khách hàng.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, các nhà mạng lớn như VinaPhone, MobiFone, Viettel... cũng đang hỗ trợ iPhone, Blackberry và các smartphone khác hết mình để đẩy mạnh thị trường tiêu thụ bằng các gói cước dành riêng và các khuyến mãi lớn về mặt cước data.

Song hành với nhà mạng là hệ thống phân phối. Quan sát các hoạt động của Thế giới di động, Viễn Thông A, Phước Lập Mobile, Mai Nguyên... rất dễ thấy, tất cả các nhà phân phối đều dồn sức cho việc thu hút khách hàng đến với smartphone.

Trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Ngọc Vy, Tổng giám đốc Công ty Viễn Thông A cho biết, Công ty đang cố gắng tăng tỷ trọng tiêu thụ smartphone bằng các giá trị gia tăng.

"Ứng dụng dành cho người dùng smartphone Việt Nam đang thiếu. Nếu giải quyết được vấn đề này, khách hàng sẽ chọn smartphone", bà Vy nhận định.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư