
-
ASEAN xem xét mở rộng trao đổi C/O điện tử với một số nước
-
Hải quan Thái Bình: Kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng tăng 21,7%
-
Thúc đẩy sớm hoàn tất đàm phán FTA Việt Nam - Khối thị trường chung Nam Mỹ
-
Đề xuất tăng mức ký quỹ đa cấp lên 50 tỷ đồng
-
Petrovietnam tăng trưởng ổn định trong nửa đầu năm -
EVNGENCO1 đẩy nhanh thủ tục để sớm được giao hàng loạt dự án điện
![]() |
Nhiều mặt hàng nông thủy sản có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi cao khi xuất khẩu sang các thị trường có FTA như: thủy sản (68%), gạo (68%), hạt tiêu (65%), cà phê (48%)... |
Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 4 tháng đầu năm nay, các phòng quản lý xuất nhập khẩu trên cả nước đã cấp 420.000 bộ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), trị giá 21 tỷ USD cho hàng hóa đi những thị trường được hưởng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do (FTA).
Con số 21 tỷ USD sau 4 tháng được cho là tăng khá so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các ngành hàng của cả nước đã nỗ lực đáp ứng các tiêu chí xuất xứ tại mỗi FTA để hàng hóa đủ tiêu chuẩn cấp C/O ưu đãi.
Năm 2020, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 1 triệu bộ C/O ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường có FTA với trị giá 52,8 tỷ USD, tăng khoảng 6% về trị giá và 9% về số lượng bộ C/O so với năm 2019.
So sánh với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường có FTA thì tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu có sử dụng C/O ưu đãi chiếm khoảng 33,1%. Tỷ lệ cụ thể khác nhau theo từng mẫu C/O (C/O VC có tỷ lệ sử dụng 65,5%, C/O EAV có tỷ lệ sử dụng 31,8%, C/O mẫu AANZ 40,2%), theo thị trường xuất khẩu (Hàn Quốc 52,01%, nhật Bản 38,35%, Trung Quốc 31,6%), theo mặt hàng xuất khẩu (hàng dệt may khoảng 58%, gỗ và sản phẩm gỗ 32%, thủy sản 68%).
Bộ Công Thương cho rằng, tuy tỷ lệ sử dụng C/O khi xuất khẩu sang một số thị trường có FTA có thể giảm, nhưng số lượng hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi vẫn tăng đều sau từng năm.
Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi 33,1% không có nghĩa là gần 67% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu còn lại của nước ta phải chịu thuế cao. Thực tế, thuế nhập khẩu MFN tại một số thị trường đã là 0%, hoặc ở mức rất thấp 1-2%, hoặc tương đương với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo FTA. Trong các trường hợp này, doanh nghiệp không đề nghị cấp C/O ưu đãi khi xuất khẩu bởi việc có hay không có C/O ưu đãi không tạo sự khác biệt về thuế quan.
Chẳng hạn, kim ngạch xuất khẩu đi Singapore có sử dụng C/O mẫu D trong năm 2020 đạt 234 triệu USD, chỉ chiếm khoảng 7,7% trong 3,05 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, nguyên nhân chủ yếu là do thuế MFN của nước này đã là 0% nên doanh nghiệp không cần thiết xin C/O ưu đãi khi xuất khẩu.
Hay với Australia và new Zealand đã áp thuế MFN 0% đối với nhiều mặt hàng thủy sản, do đó mặt hàng thủy sản của Việt
Nam không cần C/O khi xuất khẩu sang thị trường hai nước này
Dệt may, giày dép, thủy sản, sao su và sản phẩm cao su, sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép...tiếp tục là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu được cấp C/O ưu đãi cao. Đơn cử, năm 2020, nhiều mặt hàng trong nhóm hàng nông, thủy sản có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi cao khi xuất khẩu sang các thị trường có FTA như thủy sản (68%), gạo (68%), hạt tiêu (65%) và cà phê (48%).
-
Petrovietnam tăng trưởng ổn định trong nửa đầu năm -
EVNGENCO1 đẩy nhanh thủ tục để sớm được giao hàng loạt dự án điện -
Thúc đẩy nhà thầu Việt Nam vươn ra quốc tế: Con đường xây dựng thương hiệu quốc gia -
Doanh nghiệp thích ứng với thuế quan -
Biến số mới tại thị trường hàng không nội địa -
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á -
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB