
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
![]() |
Thương mại 2 chiều Việt Nam-Australia đang được bổ trợ mạnh mẽ từ 3 FTA đang có hiệu lực. |
Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành cho biết, Việt Nam và Australia là thành viên chung của ít nhất ba hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm: FTA ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), Hiệp định CPTPP và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP). 3 FTA này đang bổ trợ mạnh mẽ cho thương mại và đầu tư 2 nước.
Với tiềm năng và sự bổ sung hợp lý từ cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu, Việt Nam đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 12 của Australia, và ngược lại Australia là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam, cao hơn một bậc so với năm 2020.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2021, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Australia lần đầu tiên vượt ngưỡng 12,4 tỷ USD, tăng hơn 49% so với năm 2020. Xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt hơn 4,45 tỷ USD, tăng hơn 23% và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt khoảng gần 8 tỷ USD, tăng xấp xỉ gần 70%, so với năm 2020.
5 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia đạt gần 2,35 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng thủy sản tăng 53,3% so với cùng kỳ; rau quả tăng 22,75%. Mặt hàng gạo sau các đợt xúc tiến mạnh mẽ trong năm 2021 như các sự kiện quảng bá, mời dùng thử gạo Việt Nam tại một số bang lớn của Australia, đã tiếp tục tăng trưởng, trong bối cảnh xứ chuột túi giảm nhập khẩu gạo từ thế giới.
Ngoài ra, các mặt hàng công nghiệp thế mạnh khác của Việt Nam như sắt thép các loại tăng hơn 478%, cao su, dây cáp điện, máy vi tính và linh kiện cũng tăng mạnh.
Ở chiều ngược lại, Australia đang trở thành nhà cung cấp nguyên nhiên liệu cho nhiều ngành sản xuất của Việt Nam với các mặt hàng nguyên liệu đầu vào thiết yếu, như than đá, quặng sắt, kim loại, bông, lúa mỳ, thức ăn gia súc...
Theo đó, nhập khẩu từ Australia 5 tháng đạt 3,7 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ. Tổng thương mại 2 chiều 2 nước 5 tháng đạt hơn 6 tỷ USD.
Không chỉ thương mại, CPTPP là đòn bẩy để tăng đầu tư giữa hai nước. Tính đến cuối năm 2021, Australia đã đầu tư khoảng 550 dự án tại Việt Nam, với tổng trị giá chỉ gần 2 tỷ USD, là quốc gia có vốn FDI lớn thứ 19 tại Việt Nam.
Cũng trong năm vừa qua, Việt Nam và Australia đã hoàn tất ký kết Chiến lược Tăng cường Gắn kết Kinh tế, nhằm hỗ trợ tham vọng chung là đưa hai nước trở thành đối tác thương mại hàng đầu của nhau và tăng gấp đôi đầu tư hai chiều.
Với tiềm năng và sự bổ sung hợp lý từ cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu, dự kiến thương mại giữa Việt Nam và Australia sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới, đưa tổng kim ngạch thương mại hai chiều lên mức cao kỷ lục mới.
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới