
-
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan
-
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững
-
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan -
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
![]() |
Chàng trai sinh năm 1985 làm việc trong phòng nghiên cứu robot. Ảnh: NVCC |
Sau hơn một năm làm việc cho công ty robot nổi tiếng của Mỹ có văn phòng tại Việt Nam, chàng cử nhân ĐH Bách khoa TP HCM xin học bổng thạc sĩ tại Hàn Quốc để nâng cao trình độ. Khi nghiên cứu khoảng một năm, anh quyết định trở về Việt Nam thành lập công ty chế tạo robot mang tên mình - Robotics 3T.
Giải thích về quyết định này, Toại chia sẻ, chương trình đào tạo định hướng cho việc ứng dụng công nghệ tự động hóa trong 50 năm tới tại những quốc gia phát triển, trong khi điều anh cần là kiến thức giúp ích cho Việt Nam ở thời điểm hiện tại và tương lai gần.
Hoạt động từ năm 2014, công ty của Toại phát triển các robot và hệ thống robot công nghiệp cho hiệu quả cao về chi phí, sáng tạo về cấu hình và giải pháp công nghệ, đáp ứng nhanh nhu cầu tự động hóa sản xuất.
Trong thời gian đầu trở về Việt Nam mở công ty, Toại gặp khó khăn về nguồn vốn. Toàn bộ số tiền tiết kiệm khi còn làm gia sư dạy lập trình thời sinh viên được dồn vào dự án này nhưng vẫn thiếu hụt. Không ít nhân viên và thực tập sinh tình nguyện làm việc không lương cả năm và bỏ tiền túi để cùng anh duy trì nhóm nghiên cứu.
Với bản lĩnh kiên cường, anh dần vượt qua mọi trở ngại. Sau gần 3 năm hoạt động, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm đến đề nghị Toại cung cấp giải pháp xử lý vấn đề và sẵn sàng ứng trước tiền để nhóm nghiên cứu nên nguồn vốn dần ổn định.
Theo nhận định của chàng trai này, robot công nghiệp trong nước còn rất nhiều tiềm năng. Anh nhận thấy nhu cầu trên thị trường rất lớn nhưng chưa có sản phẩm “made in Vietnam” nào. Hiện Toại nhắm đến phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bị hạn chế về khả năng đầu tư dây chuyền công nghệ của những thương hiệu lớn do chi phí quá cao.
Dù vậy, Toại cũng thừa nhận việc tiếp cận thị trường gặp không ít trở ngại. Doanh nghiệp đòi hỏi sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế và năng suất làm việc gấp nhiều lần để thay thế nguồn nhân công giá rẻ.
“Đặc thù của mảng robot là tích hợp kiến thức trong nhiều lĩnh vực như thiết kế cơ khí, mạch điều khiển, thuật toán và phần mềm điều khiển nên tôi dành trọn 3 năm chỉ xây dựng nền tảng vững chắc về công nghệ. Tuy việc này mất khá nhiều thời gian và công sức nhưng trong quá trình chờ đợi sản xuất hoàn thiện robot có thể thương mại từng phần nhằm lấy ngắn nuôi dài”, Toại nói.
Hiện tại, Robotics 3T vẫn trong giai đoạn nghiên cứu nhưng đã có khoảng 20 sản phẩm công nghệ chất lượng cao như card thu thập dữ liệu, máy điều khiển nhiều trục, bộ điều khiển độ cao đầu cắt plasma… do anh chế tạo được phân phối rộng rãi trong nước và xuất khẩu sang hàng chục quốc gia khác.
“Dự kiến doanh thu năm nay đạt khoảng 6 tỷ đồng và mức lợi nhuận có thể chiếm phân nửa trong số đó. Công ty chưa quan tâm đến lợi nhuận nên toàn bộ số tiền này sẽ tái đầu tư, phục vụ hoạt động R&D”, Toại cho biết.
Đầu năm 2017, công ty mở thêm trung tâm nghiên cứu tại Hà Nội và Đà Nẵng, nỗ lực hơn để được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập.
Chia sẻ về kế hoạch phát triển trong thời gian sắp tới, Toại mong muốn đưa Robotics 3T trở thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu có thể cạnh tranh trực tiếp về công nghệ và tối ưu giá thành sản phẩm tốt hơn 40-60% so với robot công nghiệp của những thương hiệu lớn trên thế giới.
Anh mong muốn nâng tỷ lệ nội địa hóa sản xuất robot lên khoảng 85% để hạn chế nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài, giúp doanh nghiệp tiết kiệm các khoản chi phí như vận chuyển, lắp đặt, thuê chuyên gia bảo trì…

-
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan
-
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ
-
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững
-
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện -
Quý I/2025, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đạt 72,2 tỷ kWh -
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan -
Công ty Điện lực Nghệ An nỗ lực tối đa trong cung ứng đủ điện năm 2025 -
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm -
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel -
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn