-
Cẩn trọng khi đăng tải thông tin lên mạng xã hội -
Dồn lực đầu tư hạ tầng, MobiFone quyết tâm trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu -
Thanh toán được bằng Zalopay trên App Store và các dịch vụ khác của Apple -
“Tối hậu thư” cho các nền tảng xuyên biên giới -
Nhiều thương hiệu, nền tảng công nghệ xuất sắc được vinh danh tại Tech Awards 2024 -
Khốc liệt thị trường gọi xe công nghệ 2025: Kẻ rục rịch đến, người ngậm ngùi đi
Theo đại diện Viettel, việc không có bản quyền nội dung dịch vụ SMS là lý do khiến các CSP thường được chia tỷ lệ ăn chia doanh thu ít. |
Bộ TT&TT sẽ "quản" phân chia doanh thu dịch vụ SMS
Ngày 10/7, tại Hội thảo kết nối Internet và kết nối giữa doanh nghiệp di động với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung, theo đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), trong thời gian qua, việc kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp nội dung có đầu số (CSP) gặp khá nhiều bất lợi như phụ thuộc nhiều vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp di động (Telco), không được tự quyết định giá cước dịch vụ nên không có cơ hội để đưa ra dịch vụ có nội dung chất lượng cao. "CSP cung cấp dịch vụ không thu cước trực tiếp từ khách hàng mà phải thông qua Telco dẫn đến việc nếu doanh nghiệp di động không thu được cước thì các CSP cũng không được trả cước, trong khi họ phải chịu chi phí nội dung", đại diện Cục Viễn thông cho biết thêm.
Chưa kể, việc quy định mức sàn doanh thu mà CSP phải đạt được trong 1 tháng đã làm cho các đơn vị này gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Do đó, sắp tới, Bộ TT&TT sẽ có sự điều chỉnh hợp tác, kết nối giữa Telco và CSP, trong đó quy định cơ cấu giá cước dịch vụ nội dung bao gồm giá cước kết nối (chi phí hành thành nên giá cước, chi phí thu hộ cước...) và giá cước nội dung thông tin. Giá cước dịch vụ nội dung sẽ do các CSP tự quy định với dịch vụ do mình cung cấp và công khai với người sử dụng. "Telco sẽ được hưởng cước kết nối và không quá 50% cước nội dung thông tin", đại diện Cục Viễn thông nhấn mạnh.
Viettel sẵn sàng chia phần hơn cho CSP có nội dung bản quyền
Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom cho rằng, đa số mọi người vẫn nhìn bức tranh phiến diện mối quan hệ một chiều giữa Telco và CSP. Thị trường nội dung viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển rất mạnh thể hiện qua con số doanh thu, lợi nhuận và số lượng các CSP ở Việt Nam (theo thống kê của Bộ TT&TT, Việt Nam hiện có hơn 400 CSP). Do đó, nếu quy định kết nối giữa Telco và CSP, thị trường nội dung ở Việt Nam sẽ không thể phát triển mạnh như hiện nay, nhất là các dịch vụ mới do thời gian đàm phán lâu. "Đi sang một số nước khác như Lào, Peru... sẽ thấy thị trường nội dung viễn thông còn ảm đạm chứ không đa dạng như Việt Nam", ông Dũng dẫn chứng.
Hiện nay, các CSP đều cung cấp đủ các nội dung từ xổ số, truyện tranh, bóng đá... nhưng 90% CSP đều không có bản quyền từ các công ty xổ số hay công ty sở hữu bản quyền kết quả bóng đá... Vì thế, Viettel ủng hộ việc thu phí theo nội dung để đảm bảo quyền lợi khách hàng thay vì thu phí theo đầu số như hiện nay, dẫn đến việc tin nhắn kết quả bóng đá, xổ số, cài đặt dịch vụ đều có giá 15.000 đồng. Do liên quan đến giá thành CSP sản xuất dịch vụ nên có những dịch vụ Viettel sẵn sàng chia cho CSP lên đến 70-80% nhưng cũng có dịch vụ chỉ được chia khoảng 30%. Vì vậy, nếu CSP tự quy định tỷ lệ ăn chia dịch vụ thì có thể ra mắt thẻ cào như game online hay kho tải như App Store. "Tài khoản di động của khách hàng là do nhà mạng quản lý nên Viettel sẽ phải bảo vệ quyền lợi của khách hàng", ông Dũng cho biết thêm.
Ông Nguyễn Đăng Nguyên, Phó Tổng Giám đốc Công ty VMS- MobiFone khẳng định, các telco đang cung cấp cả dịch vụ nội dung thay vì trở thành một doanh nghiệp thuần về hạ tầng và trở thành "người làm thuê" cho các doanh nghiệp nội dung. Do đó, cơ quan quản lý chỉ nên đưa ra nguyên tắc chung nhằm đảm bảo cạnh tranh, thay vì ban hành các quy định cụ thể như tỷ lệ ăn chia. "Bộ chỉ nên quy hoạch đầu số và quy định cấp như thế nào, còn lại thì để doanh nghiệp tự chủ động. Bởi vì, nhiều CSP không chuyên nghiệp và thu của khách hàng rất nhiều tiền khiến telco bị mang tiếng", ông Nguyên nhấn mạnh.
Trái với quan điểm của nhà mạng, ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổng Giám đốc Công ty VMG cho rằng, thay vì nhìn sang các nước đang phát triển như Lào, chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển như Nhật Bản. "Tại Nhật Bản, họ có sự phân chia rõ ràng, doanh nghiệp sở hữu hạ tầng sẽ cung cấp cổng kết nối để các doanh nghiệp nội dung đưa dịch vụ lên trên đó, tiếp cận khách hàng và tự chịu trách nhiệm nội dung của mình", ông Hà dẫn chứng.
"Ở Việt Nam hiện nay, việc kết nối vào các doanh nghiệp hạ tầng của doanh nghiệp nội dung được ngày nào hay ngày đó và có thể ngừng kết nối bất kì lúc nào. Đó là chưa kể đến tình trạng, các nhà mạng cũng đưa ra các mức phí khác nhau hay kết nối với doanh nghiệp này nhưng không kết nối được doanh nghiệp khác làm khó khăn cho CSP trong kinh doanh" ông Nguyễn Mạnh Hà nói.
Nhiều doanh nghiệp nội dung khác cũng bày tỏ quan điểm rằng họ đang bị ở "chiếu dưới" vì việc quyết định tỷ lệ ăn chia vẫn do nhà mạng "cầm đằng chuôi".
Như vậy, câu chuyện hợp tác ăn chia giữa nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ nội dung xem ra vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết.
TP
Theo ITCNews
-
Apple lần đầu bán iPhone 15 Pro với giá thấp hơn -
Quyết định chiến lược của Meta -
Thanh toán được bằng Zalopay trên App Store và các dịch vụ khác của Apple -
Samsung vững ngôi đầu thị trường smartphone 2024 -
Apple Intelligence thất bại trong việc tăng doanh số iPhone -
"Nghị định 168", "phạt nguội", "trừ điểm giấy phép lái xe"... được tìm kiếm nhiều nhất -
“Tối hậu thư” cho các nền tảng xuyên biên giới
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land