Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Ban hành “Luật quy hoạch” là yêu cầu tất yếu
Phú Khởi - 22/10/2015 20:57
 
Phát biểu tại hội thảo “Luật quy hoạch-cơ hội và thách thức trong quy hoạch tích hợp vùng” do Bộ KH-ĐT tổ chức vào ngày 22/10 tại TP.Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông cho biết: Vai trò của quy hoạch ngày càng được khẳng định và thực sự là công cụ đắc lực giúp Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội. Quy định về quy hoạch hiện được điều chỉnh bởi 71 văn bản luật, pháp lệnh, 73 văn bản Nghị định hướng dẫn.
TIN LIÊN QUAN

Tuy nhiên, trong thời gian qua quy hoạch được lập nhiều nhưng chất lượng còn thấp; quy hoạch không sát với tình hình của địa phương không gắn với nhu cầu sử dụng, không đủ khả năng nguồn lực thực hiện nên thiếu tính khả thi; quy hoạch ngành, lĩnh vực thiếu gắn kết, không đồng bộ và còn chồng chéo, mâu thuẩn làm giảm hiệu lực, hiệu quả của quy hoạch; việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch bị buông lỏng; phương pháp, nội dung quy hoạch chưa đổi mới phù hợp…Do vậy, việc ban hành Luật quy hoạch là một yêu cầu tất yếu, khách quan, cần thiết và cấp bách. Luật quy hoạch sẽ góp phần hoàn thiện khung pháp luật về thể chế kinh tế thị trường đồng thời cũng khắc phục những khiếm khuyết trong công tác quy hoạch hiện nay, Thứ trưởng Đông nói.

Đồng quan điểm đó, GS.TS Đào Xuân Học, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng: nhiều địa phương có tư tưởng cục bộ trong quy hoạch không tính đến liên kết vùng, ngành, lĩnh vực. chẳng hạn như : trong quy hoạch ngành giao thông 6 tỉnh phía bắc Trung bộ thì có đến 5 sân bay, bình quân 98km có một sân bay, trong khi nhiều vùng khác rất cần nhưng không có; nhiều cảng biển nước sâu không kết nối với đường sắt để có thể giảm chi phí vận chuyển; hầu hết các tỉnh thành vùng ĐBSCL đều bị ngập lũ nhưng cách giải quyết của ngành xây dựng và thủy lợi lại riêng lẽ, không kết nối tốt giữa hệ thống tiêu thoát nước đô thị và hệ thống thủy lợi ngoài đô thị nên không thể giải quyết tình trạng ngập, nghẹt.

.
.

Nghị quyết số 49/2010/QH12 của Quốc hội quy định đối với những dự án có vốn đầu trên 11.000 tỷ đồng thì phải trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương đầu tư nhưng chưa có quy định bắt buộc các quy hoạch mà vốn thực hiện lớn gấp nhiều lần con số 11.000 tỷ đồng ( chẳng hạn như quy hoạch thủy lợi cho ĐBSCL, quy hoạch thủy điện, quy hoạch giao thông…) phải thông qua Quốc hội, đây là một lỗ hổng trong công tác quy hoạch hiện nay.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư