Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Bao nhiêu trường hợp kiên quyết từ chối quà biếu?
Mạnh Bôn - 04/06/2013 07:21
 
Sau 4 tháng kể từ khi Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi có hiệu lực (ngày 1/2/2013), trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, ông Trần Đình Nhã bộc bạch, bản thân ông cũng không biết là vui hay buồn trước kết quả phòng, chống tham nhũng hiện nay.
TIN LIÊN QUAN

Ông Trần Đình Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh
của Quốc hội

Ông nghĩ thế nào trước thc trng tham nhũng hin nay?

Không chỉ một số hãng thông tấn nước ngoài, mà ngay cả Báo cáo Khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện và mới được công bố cách đây mấy tháng cũng cho thấy, doanh nghiệp và người dân không còn bức xúc với tham nhũng vặt.

Điều này có thể hiểu, tham nhũng vặt đã trở nên phổ biến, quen thuộc, nên chẳng còn ai thấy bức xúc nữa. Vậy thì vui hay buồn?

Song nhng v tham nhũng “bc t” vn thường xuyên được phát hin?

Những vụ tham nhũng lớn vẫn thường xuyên được phanh phui, nhưng xử lý có thể nói là “nhẹ tay”, nên tôi cũng chẳng biết vui hay buồn.

Cụ thể, theo Báo cáo Thẩm tra về công tác phòng, chống tham nhũng của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, năm 2012, toàn ngành thanh tra đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi 6.482 tỷ đồng và 1.291 ha đất, nhưng mới chỉ thu hồi được 141 tỷ đồng, xử lý vi phạm hành chính 258 tỷ đồng; kiến nghị xử lý đối với 425 tập thể, 697 cá nhân; ban hành 134.520 quyết định xử phạt hành chính tổ chức, cá nhân vi phạm, nhưng chỉ chuyển cơ quan điều tra xử lý 49 vụ với 67 người có hành vi liên quan đến tham nhũng với giá trị tài sản là 132,7 tỷ đồng.

Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, cơ quan thanh tra kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại công dân 41,4 tỷ đồng, 299 ha đất, nhưng chỉ kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 152 người, chuyển cơ quan điều tra xử lý 15 vụ, với 17 người.

Nhiều vụ tham nhũng được phát hiện, nhưng chủ yếu là xử lý nội bộ, như khiển trách, cảnh cáo hoặc xử phạt hành chính.

Liu có s c n trong vic x lý tham nhũng như nhiu đi biu Quc hi đã lên tiếng không, thưa ông?

Tôi không bình luận về việc này, chỉ biết rằng, qua khảo sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, một số thanh tra viên do thiếu nghiệp vụ pháp luật hình sự, nên nhiều trường hợp không xác định được thế nào là hành vi có dấu hiệu của tội phạm, mà chỉ phát hiện sai phạm trong công tác nghiệp vụ.

Vì thế, mới chỉ kiến nghị xử lý hành chính, mà không kiến nghị chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để xử lý về hình sự là nguyên nhân của việc bỏ lọt tội phạm.

Ông có tin rng, Lut Phòng chng tham nhũng (sa đi) s to điu kin đ chng tham nhũng hiu qu hơn?

Hệ thống phòng chống tham nhũng của chúng ta được thiết lập từ Trung ương đến địa phương; các quy định về vấn đề này có thể nói là tương đối đầy đủ, cụ thể, chặt chẽ và chi tiết từ việc công khai, minh bạch trong mọi lĩnh vực đến trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan để xảy ra tham nhũng, công khai quy chế chi tiêu của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công… Nhưng kết quả thu lại được chưa nhiều.

Theo Báo cáo của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, năm 2012, cả nước xử lý kỷ luật 44 trường hợp người đứng đầu do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, giảm 34% so với năm 2011. Trong số người bị xử lý thì chỉ có 9 trường hợp bị xử lý về hình sự.

Cũng trong năm 2012, qua tiến hành 5.436 cuộc kiểm tra, các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện ra 65 vụ vi phạm về chế độ, định mức, tiêu chuẩn, kiến nghị thu hồi hơn 5,96 tỷ đồng và kiến nghị xử lý kỷ luật 106 người.

Nói v hn chế, khiếm khuyết không khó, nhưng tìm ra gii pháp hu hiu và trin khai gii pháp đ tuyên chiến vi tham nhũng mi vô cùng khó khăn, phc tp. Ông có cao kiến gì đ tuyên chiến vi tham nhũng?

Như tôi đã nói, văn bản quy phạm pháp luật để phòng chống tham nhũng, chúng ta đã có rất đầy đủ, nhưng vấn đề là triển khai có thực sự quyết liệt không.

Ngày 1/8/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 26/2006 nghiêm cấm sử dụng công quỹ để thưởng, biếu, cho, tặng sai chế độ quy định; nghiêm cấm nhận tiền, tài sản dưới mọi hình thức. Thủ tướng yêu cầu, mọi tổ chức, cá nhân khi được thưởng, biếu, tặng sai quy định phải kiên quyết từ chối; trường hợp không thể từ chối được thì phải báo cáo với thủ trưởng trực tiếp của mình và phải trả, nộp lại tiền, quà đó.

Cán bộ, công chức đưa, nhận quà biếu dù ở bất kỳ cương vị nào đều phải bị kiểm điểm xử lý kỷ luật; trường hợp có dấu hiệu tội phạm phải bị xử lý theo quy định của pháp luật…

Sau gần 7 năm triển khai Chỉ thị 26/2006 đã có bao nhiêu trường hợp trả lại quà biếu, quà tặng; bao nhiêu trường hợp kiên quyết từ chối quà biếu, quà tặng?

Vì vậy, theo tôi, chỉ cần triệt để thực hiện Chỉ thị 26/2006 như triển khai Chỉ thị 406/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo, thì tham nhũng sẽ thuyên giảm.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư