
-
Hà Nam: Bàn giao nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025
-
Ông Phạm Hồng Tùng giữ chức Giám đốc Sở Tài chính Thái Bình sau hợp nhất
-
Ban hành Thông tư quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục mua bán điện với nước ngoài
-
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: Một số chỉ tiêu chủ yếu
-
Thực hiện các giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ nông dân -
Tổng rà soát, giải quyết bất cập trong hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông
Quốc hội khóa XV đang họp Kỳ bất thường lần thứ chín với bộn bề công việc, trong đó có sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội.
Việc này nhằm phục vụ yêu cầu tinh gọn bộ máy. Nhưng, khi thảo luận cả ở tổ và hội trường, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm lại liên quan đến hai chữ “bất thường”.
Hiến pháp 2013 quy định Quốc hội họp mỗi năm 2 kỳ, trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu yêu cầu, Quốc hội họp bất thường.
Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành không “giải mã” quy định đó.
Như thế, có thể hiểu, Quốc hội sẽ rất ít khi họp bất thường. Thực tế, suốt 14 nhiệm kỳ trước, Quốc hội cũng chưa một lần “phá lệ”. Các nội dung lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước đều được tính toán, sắp xếp phù hợp với thời gian 2 kỳ họp thường kỳ (thường khai mạc vào tháng 5 và tháng 10).
Song đến Quốc hội khóa XV, thời điểm này, số kỳ họp bất thường (9 kỳ) đã vượt qua số kỳ họp bình thường (8 kỳ).
Với nhiệm kỳ này, đại dịch Covid-19 đòi hỏi phản ứng chính sách khác thường, biến động mạnh trong công tác nhân sự, đòi hỏi cấp thiết của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy… Đây là những vấn đề đại sự cần Quốc hội hành động kịp thời.
Thế nên, (kỳ họp) bất thường nối bất thường, dần trở thành bình thường. Có điều, hai chữ “bất thường” nghe vẫn có chút gì gờn gợn, có chút gì đó chưa… bình thường, khiến không chỉ đại biểu, mà cả cử tri cũng băn khoăn. Vì thế, theo ý kiến của một số vị đại biểu Quốc hội, nhân cơ hội Luật Tổ chức Quốc hội được sửa đổi, có thể quy định Quốc hội họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ, ngoài ra, có thể có các kỳ họp không thường kỳ, họp chuyên đề, nghe “nhẹ nhàng” hơn hai chữ “bất thường” như đang dùng.
Việc có luật hóa một tên gọi phù hợp hơn hay có thêm quy định về kỳ họp chuyên đề của Quốc hội hay không, phải chờ khi Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi vào sáng 19/2. Nhưng có một thực tế là, các vị đại diện của dân đã không còn cảm thấy bất ngờ khi được mời họp bất thường nữa. Bởi, như phân tích của một số đại biểu Quốc hội, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Quốc hội có rất nhiều việc phải làm, mà nội dung các kỳ họp bất thường vừa qua đã giải quyết thấu đáo những vấn đề đó.
Tại nghị trường, có vị đại biểu giải thích rằng, giai đoạn hiện nay, điểm nghẽn của các điểm nghẽn là thể chế, cho nên phải có các kỳ họp “bất thường” để giải quyết những vấn đề thực sự không thể chờ đến kỳ họp thường kỳ. Đó cũng là lời nhắc nhở, thể chế còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và chất lượng thể chế cần phải được nâng lên nữa.
“Nhiệm kỳ này đúng là một nhiệm kỳ rất đặc biệt. Họp bất thường rất nhiều, nhưng chúng ta cần phải họp để giải quyết những vấn đề, nhất là những cái vướng, cái khó để đưa đất nước phát triển”, Chủ tịch nước Lương Cường nói.
Đất nước đang đứng trước thời khắc quan trọng, đang tiến vào kỷ nguyên mới để hướng đến mục tiêu xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Và sau 20 năm nữa, theo nhận định của một đại biểu Quốc hội, mục tiêu ấy có trở thành hiện thực hay không, phần lớn là do những quyết sách của Quốc hội ngày hôm nay.
Thế nên, bên cạnh 2 kỳ họp thường kỳ, khi nào nhân dân cần, đất nước cần, Quốc hội lại họp, “họp thật hiệu quả, thật hợp lý và tiết kiệm thời gian” - như lời đại biểu Nguyễn Anh Trí. Tên gọi kỳ họp ấy thế nào, dường như cũng không còn quá quan trọng nữa.

-
Thực hiện các giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ nông dân -
Tổng rà soát, giải quyết bất cập trong hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông -
Thái Bình thành lập 5 sở mới; điều chỉnh quy hoạch đất đai -
Quảng Trị: Nhiều giải pháp cho kịch bản tăng trưởng 8% trong 2025 -
Hưng Yên thông qua quy định về hỗ trợ người nghỉ trước tuổi khi sắp xếp bộ máy -
Hợp tác mở rộng quy mô thương mại Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc) -
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh, thành
-
Techcombank tiếp tục nâng tầm hợp tác cùng WinCommerce gia tăng trải nghiệm và giá trị cho khách hàng
-
ESG - Xu hướng không thể đảo ngược và doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài cuộc chơi
-
Japfa Việt Nam chia sẻ chiến lược đồng hành cùng khách hàng trong năm 2025
-
Techcombank tiếp tục hành trình xây dựng nền tảng tài chính sớm cho thế hệ tiếp nối vượt trội
-
Hoàn tiền lên tới 40% cho chủ thẻ BIDV Business
-
Bắc Ninh - Điểm sáng mới trên bản đồ đầu tư bất động sản phía Bắc