-
“Nín thở” chờ bảng giá đất mới -
Gia tăng lượng bất động sản tồn kho khu vực phía Nam -
Hải Dương quy định hạn mức đất ở tại đô thị và nông thôn -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra bất động sản có yếu tố thổi giá; Đầu tư địa ốc dễ thành công hơn chứng khoán? -
Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào? -
Huyện Mê Linh lùi lịch đấu giá 32 thửa đất sang ngày 18/9 -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra, rà soát việc liên tục mua đi, bán lại bất động sản có yếu tố thổi giá
Hà Nội: kiện ra tòa đòi quỹ bảo trì!
Tính đến năm 2015, trong số hơn 600 chung cư ở Hà Nội, có chưa tới 20% chủ đầu tư nghiêm chỉnh thực hiện quy định bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban Quản trị.
Chính vì vậy, việc cư dân các khu chung cư lên tiếng đòi quyền lợi đã nổ ra khá mạnh mẽ.
Điển hình là các vụ việc Ban quản trị Dự án Keangnam, quận Nam Từ Liêm khiếu nại Chủ đầu tư còn nợ người dân hơn 160 tỷ đồng phí bảo trì, mặc dù chính quyền địa phương đã ra nhiều văn bản yêu cầu chủ đầu tư là Keangnam Vina thực hiện.Thậm chí, cư Chung cư Keangnam còn gửi đơn “cầu cứu” đến Thủ tướng Chính phủ để đòi lại quỹ bảo trì chung cư. Nhưng ngay cả khi Văn phòng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo UBND TP. Hà Nội xử lý vụ việc, việc đòi lại quỹ bảo trì của cư dân Keangnam vẫn gặp nhiều khó khăn, bế tắc.
Hay như vụ việc cư dân ở chung cư Sky City, 88 Láng Hạ, quận Đống Đa căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư là Công ty TNHH Hanotex khắc phục các sai phạm, trong đó có việc hoàn trả khoảng 30 tỷ đồng phí bảo trì cho cư dân. Sau 5 năm đi vào hoạt động, Ban quản trị tòa nhà Sky City Towers vẫn chưa nhận được đúng và đủ khoản kinh phí này từ Chủ đầu tư Hanotex. Cụ thể theo tính toán đến nay chủ đầu tư còn phải hoàn trả cho cư dân hơn 30 tỷ đồng nữa. Ban quản trị và cư dân kiên trì đòi chủ đầu tư trong suốt thời gia qua nhưng không đạt được kết quả. Cư dân và Ban quản trị lo lắng nguồn kinh phí khi càng ngày các hạng mục nhà ở, máy móc thiết bị càng xuống cấp.
Cư dân Sky City, 88 Láng Hạ, quận Đống Đa căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư là Công ty TNHH Hanotex trả phí bảo trì. |
Đầu tháng 11/2015, ban quản trị của tòa nhà chung cư D11, Cầu Giấy đã nộp đơn kiện chủ đầu tư Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3) ra tòa. Dự án được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2011 nhưng đến nay phía chủ đầu tư vẫn không thực hiện bàn giao 2% phí bảo trì tương đương 5 tỉ đồng.
Dự án N05 Trung Hòa Nhân Chính của Vinaconex, đã bàn giao nhà từ lâu, đã thành lập được ban quản trị nhà chung cư, nhưng theo phản ánh mới đây của cư dân, chủ đầu tư không chịu trả khoảng 70 tỷ tiền phí bảo trì cho ban quản trị. Việc chủ đầu tư không trả phí bảo trì, dự án không được bảo trì thường xuyên khiến Dự án N05 xuống cấp rất nhanh.
Mới đây nhất, cư dân Chung cư Sông Hồng Parkview, 165 Thái Hà, Đống Đa, phản ánh việc chủ đầu tư dự án là Tổng CTCP Sông Hồng và CTCP Đầu tư địa ốc Sông Hồng không tiến hành tổ chức hội nghị nhà chung cư để thành lập ban quản trị tòa nhà và bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân, dù dự án đã đi vào hoạt động 3 năm. Vụ việc này hiện vẫn đang lùm xùm khi cả cư dân và chủ đầu tư đang lời qua, tiếng lại về vấn đề này, cũng như nhiều vấn đề khúc mắc khác của dự án....
TP.HCM: đổ máu vì Quỹ bảo trì!
Còn tại TP.HCM, trong đợt thanh kiểm tra năm 2015 với 30 dự án chung cư đã và đang hoàn thiện, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết có 8/30 chung cư không có quỹ kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung; có 15/26 chung cư mà chủ đầu tư chưa bàn giao quỹ kinh phí bảo trì 2% cho Ban Quản trị; có 8/30 chung cư có tranh chấp về quyền sở hữu chung, riêng; và có 19/30 chung cư trong danh sách kiểm tra có vi phạm xây dựng, nhất là tự ý xây thêm tầng, thay đổi thiết kế, nới rộng diện tích căn hộ so với thiết kế ban đầu được duyệt.
Vì vậy, nhiều cuộc tranh chấp giữa cư dân, BQT và chủ đầu tư đã diễn ra.
Mới nhất, sáng ngày 20/12, cư dân Era Town (quận 7) đã chăng băng-rôn yêu cầu chủ đầu tư là công ty Đức Khải và Ban quản lý chung cư làm rõ việc sử dụng phí bảo trì chung cư và việc bầu Ban quản trị. Đây là lần thứ 4 cư dân tổ chức phản đối và "tố" Ban quản lý chung cư đã không minh bạch đối với khoản tiền quỹ bảo trì ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng.
Hay như vụ việc cư dân dự án 4S Riverside mâu thuẫn với chủ đầu tư là Công ty TTNHH xây dựng Thành Trường Lộc khi dự án này đã được bàn giao nhiều năm nay, nhưng hiện khoản phí bảo trì chung cư trên 5 tỷ đồng vẫn chưa được bàn giao về cho BQT. Không chỉ để bảo vệ đánh dân đổ máu, trước đó Công ty Thành Trường Lộc bị ban quản lý chung cư khởi kiện về việc chiếm dụng khoản bảo trì chung cư hơn 3,1 tỷ đồng. Ngoài ra, cư dân còn kiện chủ đầu tư này trả lại tiền thuế GTGT trên 4 tỷ đồng. Vụ việc đã được Tòa án nhân dân quận 3 thụ lý.
-
Thị trường cho thuê bất động sản nghỉ dưỡng: Hai phương thức kinh doanh hiệu quả -
Hà Nội bổ sung 5 dự án trường học tại khu đô thị mới Dương Nội -
Ninh Thuận huy động hơn 6.200 tỷ đồng để thực hiện chương trình phát triển nhà ở -
Thái Bình gia nhập “câu lạc bộ tỷ đô” về thu hút FDI, mở rộng cánh cửa đón nhà đầu tư bất động sản -
Kiến nghị không xây khu nhà ở chuyên gia (giai đoạn 2) tại Khu Công nghệ cao TP.HCM -
5 nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8 -
Hà Nội: 6 quận, huyện được điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3