-
Thanh tra dự án bất động sản có giá tăng bất thường; Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở xã hội -
Chưa thể thanh toán lãi gói trái phiếu 320 triệu USD, Novaland tiếp tục đàm phán giãn nợ -
Để cư dân không phải “ở trọ” trong chính căn nhà của mình -
TP.HCM gỡ vướng 41 dự án, cấp sổ hồng cho 27.575 căn hộ -
Huế đạt tổng doanh thu bất động sản hơn 1.623 tỷ đồng trong năm 2024 -
Tối ưu chi phí, bài toán cân não của doanh nghiệp địa ốc -
Doanh nghiệp địa ốc tích cực mở rộng quỹ đất
Những người “săn” đất quê đã phải “ngậm quả đắng” khi quả bóng chưa kịp căng đã bị vỡ. |
Trước Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 1 tháng, những cuộc “săn” đất giáp mặt đường quốc lộ, thậm chí đường lớn trong các xã khiến nhiều vị trí đất ở các vùng quê còn đắt hơn cả vùng ngoại ô thành phố trực thuộc tỉnh. Tuy nhiên, qua Rằm tháng Giêng, giá đất quê đã bất ngờ rớt thảm với nhan nhản người bán, nhưng rất ít kẻ mua.
Đất quê được giao bán nhộn nhịp sau Tết ở 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, những địa phương có nhiều người dân đi xuất khẩu lao động… Đơn cử, đất ven Quốc lộ 47, đoạn từ chợ huyện Đông Sơn lên sân bay Sao Vàng (Thanh Hóa) trước Tết có giá từ 3 - 10 triệu đồng/m2, thì sau Tết, chỉ được giao bán với giá 1,5 - 7 triệu đồng/m2.
“Sau 4 năm lăn lộn làm ăn ở Đắck Lắck, tôi giành dụm mua được căn nhà 750 triệu đồng gần chợ huyện. Tính để năm nay về quê làm ăn, nhưng nhìn đi, nhìn lại, làm ăn ở quê không dễ, nên phải trở lại Đắck Lắck. Để có tiền chung với anh em mua mấy héc-ta cà phê, tôi buộc bán “đổ” căn nhà với giá 390 triệu đồng. Lỗ đau, nhưng biết làm sao được…”, anh Hồng, một người dân ở huyện Đông Sơn tâm sự.
Tâm lý muốn về quê sinh sống và phải có “mảnh đất cắm dùi” ở quê của nhiều người đi làm ăn xa khiến những mảnh đất có “vị trí đẹp” ở các xã, huyện bị đẩy giá lên cao, nhất là những tháng giáp Tết. Tuy nhiên, ở những vùng quê, nguồn tài chính của người dân không nhiều để có thể kéo dài cơn sốt đất như ở các thành phố lớn. Ngoài ra, vì nhiều lý do, nên số người muốn bán nhà, đất ở các vùng quê tăng lên sau Tết.
Ông Lê Công Hòa, Phó chủ tịch UBND xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) cho biết, đất giao bán nhiều ở địa phương này những ngày sau Tết đa số là của những gia đình có người đi xuất khẩu lao động, đi làm ăn xa gửi tiền về mua đất đầu tư trước Tết, hoặc của vài gia đình bán nhà theo con cái lập nghiệp nơi khác. Giá chào bán hiện thấp hơn rất nhiều so với thời điểm trước Tết.
Anh Sơn, chủ doanh nghiệp chuyên kinh doanh sắt thép, xi măng tại Thanh Hóa vừa mua hơn 1.500 m2 đất có 36 m2 giáp mặt đường tại thị trấn Vạn Hà (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) với giá 2,2 tỷ đồng, cho biết, thời điểm trước Tết, mảnh đất này được tính đến gần 4 tỷ đồng nếu cắt ra bán chia lô. Giờ thì không thể bán được, bởi ở quê, lấy ai ra có vài tỷ để mua, ngoại trừ các doanh nghiệp. Với mảnh đất vừa mua được này, anh Sơn tính xây kho bãi chứa hàng, tính ra có lợi hơn nhiều so với đi thuê mặt bằng.
Lý giải việc giá đất ở quê nhanh chóng giảm nhiệt, chị Hương (Thanh Hóa), một lao động xuất khẩu tại Hàn Quốc cho biết, những công nhân đi xuất khẩu lao động, phải làm từ 1,5 - 2 năm mới đủ tiền trả nợ trước khi đi. Từ năm thứ 2 trở đi mới tính đến chuyện tích cóp. Tuy nhiên, một số người vì thấy thu nhập khi làm ở ngoài gấp 2 lần khi làm cho công ty, nên đã trốn ra ngoài. Những người này chỉ cần làm khoảng 1 năm là đã có đủ tiền để trở nợ và tích cóp, họ gửi về để gia đình mua đất, vừa để đầu tư, vừa để dành khi về quê có mảnh đất làm ăn, sinh sống. Tuy nhiên, vừa rồi, quản lý siết chặt, nên một số bị bắt, ngoài việc bị trục xuất, họ phải bồi thường, nên buộc gia đình phải bán tài sản để bồi thường, khiến đất ở quê lên, xuống nhanh chóng.
Không giống Thanh Hóa, Nghệ An thuận lợi hơn cho việc giao thương, nên đất ở các thị trấn như Hoàng Mai, Diễn Châu, hay thị xã Thái Hòa thường được chọn làm “bến đỗ” của dân làm ăn trong tỉnh, nên giá đất được giữ khá ổn định.
Đánh giá về tình trạng bong bóng nhanh xì hơi của bất động sản vùng quê, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam ở đâu cũng vậy, dù là ở thành phố lớn, vốn khá phát triển và hoàn thiện về tính thị trường, hay vùng quê vốn yên ắng, thì đều mang nặng tính “ăn theo”. Vì vậy, chúng đều có điểm chung là đã sốt ảo, thì có ngày phải trở về với nhu cầu thực, còn vấn đề thời gian dài hay ngắn là do từng địa bàn.
Trung Kiên (ĐTCK)
-
Loạt dự án bất động sản được yêu cầu khởi công, hoàn thành trong năm 2025 -
Bất động sản Khánh Hòa hút mạnh dòng tiền -
Thủ tướng yêu cầu tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản -
Bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu chưa thấy “cửa sáng” -
Hà Nội: Ồ ạt trả mặt bằng tại tuyến phố có giá 264 triệu đồng/m2 -
TP.HCM ước tính doanh nghiệp lãi 20% trên tổng chi phí đầu tư dự án bất động sản -
2025 - năm bùng nổ phân khúc nhà ở xã hội
- Shanghai Electric giới thiệu các công nghệ phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh năng lượng tương lai thế giới
- Trò chơi máy tính trực tuyến huyền thoại nhiều người chơi Gunbound quay trở lại
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Mouser Electronics bố sung hơn 10.000 linh liện mới vào danh mục phân phối
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn