-
Lễ khởi công phần thân Khải Hoàn Prime: Sẵn sàng bước vào giai đoạn bứt tốc
-
Động thái bất ngờ tại dự án của Phát Đạt tại số 1 Ngô Mây, Quy Nhơn
-
Cả nước đã hỗ trợ xóa 264.522 căn nhà tạm, nhà dột nát
-
Sunshine Group livestream bán bất động sản, giảm giá 1 tỷ đồng cho khách hàng, trích 500 triệu đồng/phiên làm thiện nguyện -
Vẫn "bát nháo" trong quản lý vận hành chung cư -
Quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch từ ngày 1/7/2025 -
Những thay đổi về thủ tục đất đai từ ngày 1/7/2025
Mới đây, người viết đến thăm nhà bạn tại một khu chung cư ở khu vực Xa La. Gọi không được, đẩy cửa bước vào thì thấy ông chủ nhà đang bò ra lau dọn khu vệ sinh. Hóa ra mấy ngày nay, chả biết tắc ở chỗ nào mà nhà ông cao hơn mặt đất đến hơn chục mét nhưng nước thải cứ dềnh lênh, mang theo những thứ mùi rất khó ngửi.
Khu chung cư này thì quá “nổi tiếng” với rất nhiều sự cố cháy nổ, chập điện trước đó. Nhưng điều đáng nói là những lời phàn nàn về chất lượng chung cư của cư dân là rất phổ biến tại nhiều dự án. Và khi đối chất về trách nhiệm thì hầu như chưa có một chế tài “tiền kiểm” chất lượng, cũng như “hậu kiểm” trách nhiệm nào đủ mạnh để siết lại vấn đề chất lượng chung cư.
Chẳng hạn, sau cơn mưa lớn cuối tháng 5 vừa qua khiến hàng loạt tài sản có giá trị của cư dân Khu đô thị Dương Nội chìm nghỉm và ngược lại, nó làm nổi lên rất nhiều vấn đề.
Đành rằng mưa lớn, nhiều nơi ngập, nhưng sau vài ngày dân vẫn phải bắc cầu vào nhà thì quả là chuyện hy hữu. Nguyên nhân chính là do hệ thống thoát nước tại đây bị tê liệt. Rồi từ chuyện lụt lộ thêm ra chuyện quỹ bảo trì chưa được bàn giao khiến thang máy hỏng hóc, không được bảo dưỡng định kỳ, một số thiết bị tại khu vui chơi dành cho trẻ em không còn sử dụng được, hiện như đống sắt vụn… vân vân và vân vân…
Tổng kết từ thực tế, người ta cho rằng, có ba nguyên nhân chính khiến các chung cư có vấn đề chỉ sau một thời gian rất ngắn cư dân vào ở. Đó là chủ đầu tư chạy theo tiến độ ép nhà thầu; sau khi bàn giao nhà thường khoán trắng cho đơn vị dịch vụ; chủ đầu tiết kiệm không gian công cộng để tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là “tuổi thọ” của một công trình liên quan mật thiết đến giá trị của công trình. Một căn nhà có độ bền 50 năm khác hẳn 30 năm ở 40% giá thành, thế nhưng, điều đáng nói là hiện nay, không nhiều chủ đầu tư sòng phẳng với người mua về điều đó.
Thực trạng nhiều chung cư cao tầng tại Hà Nội và TP. HCM sau một vài năm đưa vào sử dụng đã nhanh chóng xập xệ và xuống cấp rất thường xuyên xảy ra, thậm chí trong đó có cả các chung cư cao cấp, được quảng bá bằng nhiều thuật ngữ mỹ miều như “đẳng cấp vượt trội”, "căn hộ đẳng cấp", "cuộc sống trong mơ"...
Trên thực tế, câu chuyện về “tuổi thọ” về công trình đã được phân tích và mổ xẻ rất nhiều lần khi hầu hết những hợp đồng mua bán chung cư, kể cả đối với các chung cư cao cấp cũng không bao giờ nhắc cụ thể hoặc trực tiếp tới nội dung này. Đại biểu Quốc hội khóa XIII Trương Trọng Nghĩa (TP. HCM) trong cuộc thảo luận trước Quốc hội bàn về Dự thảo Luật Nhà ở cách đây 2 năm cũng đã từng nhấn mạnh, cần quy định rõ về điều này, thậm chí cần thiết phải nêu thời gian cụ thể về tuổi thọ công trình, nếu không sẽ phát sinh những hậu quả khó lường trong tương lai.
Tuy nhiên, sau đó, Luật Nhà ở sửa đổi ban hành chính thức chỉ quy định rằng thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định.
Quy định này nhìn chung cũng không khác nhiều so với quy định xác định thời hạn sử dụng nhà chung cư từ trước đó. Từ việc xác định cấp công trình chung cư của các cơ quan quản lý, tòa nhà sẽ xác định niên hạn sử dụng khác nhau.
Thế nhưng, sau hơn 8 năm triển khai, hầu như chưa công trình nào được kiểm định chất lượng, khiến cho các chung cư cao tầng hầu như không xác định được niên hạn sử dụng. Điều này kéo theo hệ quả là nhiều chung cư gắn mác “cao cấp”, đã nhanh chóng trở thành “thấp cấp” dù trên lý thuyết, phải mất vài chục năm mới xảy ra điều đó.
Thực tế, khuôn khổ pháp lý về giám sát chất lượng xây dựng đã được quy định rất rõ trong các văn bản pháp lý, thế nhưng vấn đề là ở khâu thực thi và chế tài. Điều dễ thấy nhất là công tác giám định tư pháp ít được sử dụng để xác định trách nhiệm, khâu bảo hành bị coi nhẹ, khắc phục hậu quả thường chậm trễ. Các chế tài hiện tại liên quan đến công tác giám sát các công trình xây dựng hiện nay tối đa mới chỉ là mức phạt khoảng vài chục triệu đồng.
Rõ ràng, bên cạnh việc cần có chế tài nghiêm khắc hơn nhằm khắc phục tình trạng yếu kém về chất lượng đầu tư xây dựng chung cư, khuyến cáo cần bổ sung điều kiện về tuổi thọ công trình trong hợp đồng mua bán rất cần được các cơ quan liên quan nghiêm túc nhìn nhận!.
-
Nhu cầu quan tâm bất động sản Long An tăng 83% sau loạt dự án tỷ đô đổ bộ -
Khái niệm mới trên thị trường bất động sản hạng sang: "Sống hàng hiệu" -
Bất động sản nóng trở lại, nhà đầu tư săn lùng đất nền và nhà thấp tầng khu đô thị -
Quảng Nam yêu cầu rà soát giải phóng mặt bằng Khu đô thị Tân Khang -
Hội An sẽ được quy hoạch với 7 phân khu -
Tập đoàn Everland và Samsung Vina ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện -
Lợi nhuận kép của bất động sản thấp tầng trên “đảo thượng lưu” Vinhomes Royal Island
-
1 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
2 Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
3 Vẫn "bát nháo" trong quản lý vận hành chung cư
-
4 Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM
-
5 Cộng hưởng sức mạnh để hút vốn FDI
-
Giá trị thương hiệu của Shanghai Electric được định giá ở mức 31,8 tỷ USD
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
Cheng Chung Design khai trương CCD Tokyo
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh