
-
Quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch từ ngày 1/7/2025
-
Những thay đổi về thủ tục đất đai từ ngày 1/7/2025
-
Doanh nghiệp địa ốc dùng nhiều chiêu tạo sốt ảo
-
Bất động sản nghỉ dưỡng vào guồng sau thời gian “ngủ đông” -
Hàng loạt dự án địa ốc phía Nam được gỡ vướng -
Thuế phải đánh trúng nhóm đầu cơ bất động sản; Hà Nội có thêm 463 căn nhà ở xã hội -
Một phần dự án NovaWorld Phan Thiet của Novaland được chuyển hình thức trả tiền thuê đất
- Barclays chấp thuận trả 2 tỷ USD để khép lại vụ án gian lận chứng khoán thế chấp tài sản
- Sửa Luật Đất đai: Đừng đẩy hết rủi ro về doanh nghiệp
- Sửa Luật Đất đai: Nan giải cơ chế tự thỏa thuận
- Góp ý sửa Luật Đất đai: Vẫn băn khoăn nhiều về giá đất
- Sửa Luật Đất đai: Dự án đô thị phải tự thỏa thuận quyền sử dụng đất
“Việc sử dụng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất làm tài sản thế chấp để huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế là một giải pháp vốn hóa quan trọng, đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, nhưng Việt Nam hiện chưa cho phép doanh nghiệp trong nước thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn quốc tế”, ông Darryl Dong, Phó giám đốc Công ty Tài chính quốc tế (IFC) phát biểu tại Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Đại diện IFC cho rằng, việc hạn chế này làm giảm nguồn tài trợ quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam và làm tăng chi phí vay vốn, dẫn đến giảm lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài một cách đáng kể. Lãi suất vốn vay nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị đội lên do rủi ro khoản vay cao hơn thông thường và bên cho vay sẽ tính vào lãi suất cho vay.
Hiện tại, Luật Nhà ở 2014 đã cho phép các tổ chức kinh tế nước ngoài và cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, không chỉ sở hữu một căn nhà để ở, mà còn được sở hữu nhiều căn nhà với thời hạn nhất định để kinh doanh.
Do vậy, theo ông Darryl Dong, vấn đề thế chấp để huy động vốn từ các bên cho vay nước ngoài hoàn toàn có thể được giải quyết thông qua một cơ chế thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh khi không trả được nợ và phải xử lý tài sản thế chấp cũng như có cơ chế quản lý rủi ro.
Trong khi đó, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có quy định, nếu thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần… mà nguồn gốc đất thuộc các trường hợp được quy định thì doanh nghiệp được quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật. Vấn đề đặt ra là, pháp luật đất đai hiện hành vẫn chưa ghi nhận chính thức về việc doanh nghiệp Việt được phép thế chấp quyền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế nước ngoài để có thể vay vốn hoạt động. Còn theo Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nếu thuộc trường hợp được quy định thì doanh nghiệp có thể thế chấp quyền sử dụng đất cho “tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam” hoặc “tổ chức kinh tế khác”.
Tuy nhiên, quy định này cũng có hai vấn đề cần làm rõ.
Thứ nhất, việc cho thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam có thể dẫn đến cách hiểu rằng không được thế chấp tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, hay tại các tổ chức tài chính nước ngoài khác, bởi Luật Các tổ chức tín dụng phân biệt rõ hai đối tượng khác nhau là “Tổ chức tín dụng” và “Chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Thứ hai, nội dung của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và pháp luật đầu tư vẫn chưa có định nghĩa chính thức thế nào là “tổ chức kinh tế khác”.
Ông Darryl Dong nêu quan điểm, Việt Nam đang cần rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài, nếu Luật Đất đai tạo được cơ chế khuyến khích đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tới.
Có hai cách mà chuyên gia này đưa ra nhằm kiểm soát những rủi ro liên quan đến vấn đề an ninh, quốc phòng thông qua cơ chế quản lý đất đai là cho phép thế chấp trực tiếp và thế chấp gián tiếp.
Với phương thức thứ nhất, cơ chế này cho phép doanh nghiệp thế chấp bất động sản tại các tổ chức tài chính quốc tế với những hạn chế nhất định trong việc xử lý tài sản bảo đảm và loại đất được phép thế chấp nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra khi phát sinh trường hợp không trả được nợ và phải xử lý tài sản thế chấp, đảm bảo nguyên tắc thực thể nước ngoài không được phép sở hữu bất động sản ở Việt Nam.
Phương thức thứ hai là cho các doanh nghiệp trong nước thế chấp thông qua một tổ chức tín dụng trong nước làm đại lý nhận tài sản bảo đảm cho bên cho vay nước ngoài. Với phương thức này, khi doanh nghiệp đi vay không trả được nợ, tổ chức tín dụng trong nước sẽ xử lý tài sản đảm bảo theo quy định và dùng số tiền thu được để trả nợ bên cho vay nước ngoài.
Còn theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, việc cho phép thế chấp quyền sử dụng đất để huy động vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài là giải pháp để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư, có thêm sự lựa chọn trong các phương thức huy động vốn.
Tuy nhiên, nếu cho phép thế chấp quyền sử dụng đất mà không giới hạn khu vực sẽ gây nguy hiểm đến quốc phòng, an ninh, cũng như gây ảnh hưởng đến các khu vực trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Việc huy động vốn thông qua tổ chức tài chính nước ngoài cần có sự kiểm soát chặt chẽ để không gây tác động đến thị trường ngoại hối và tạo ra biến động mạnh mẽ, khó kiểm soát.
-
Khánh Hòa: Đề xuất bổ sung các quỹ đất mới phát triển nhà ở xã hội độc lập -
Hạ tầng “mềm” song hành cùng Đông Bắc TP.HCM kiến tạo môi trường sống văn minh, tiện nghi -
Nam Sài Gòn - đích đến của giới thành đạt và nhà đầu tư tinh anh -
Chung cư gần khu Cao Xà Lá ngót nghét 100 triệu đồng/m2 -
Đà Nẵng điều chỉnh thời hạn sử dụng đất về 50 năm để đấu giá sân Chi Lăng -
Bình Định đấu giá thành công trụ sở công làm dự án chung cư nghìn tỷ -
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn lĩnh vực xây dựng tại địa phương từ ngày 1/7/2025
-
1 Thuế giá trị gia tăng giảm 2%, giá xăng giảm nhẹ từ 0 giờ ngày 1/7/2025
-
2 Tự do chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trên toàn quốc từ 1/7
-
3 Doanh nghiệp không bắt buộc phải thay đổi, cập nhật lại địa chỉ kinh doanh sau sáp nhập
-
4 Khai mở những tuyến đường kết nối các địa phương sáp nhập
-
5 Giải ngân đầu tư công bứt tốc
-
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM
-
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số
-
Tiếp tục đề nghị 2.573 trái chủ Vạn Thịnh Phát nhanh nộp hồ sơ để nhận tiền
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Hisense giới thiệu sức mạnh công nghệ AI với thông điệp "AI Your Life"
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu