
-
Mỹ siết thuế, bất động sản công nghiệp, văn phòng và nhà ở cao cấp vào “tầm ngắm”
-
Doanh nghiệp bất động sản tại Bình Dương: Mỏi mắt chờ được đóng tiền sử dụng đất
-
Chờ bước đột phá thủ tục làm nhà ở xã hội
-
TP.HCM: Doanh nghiệp bất động sản đặt nhiều kỳ vọng vào chính sách thí điểm mới -
Tín hiệu tích cực trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng -
Thị trường bất động sản Đà Nẵng “tăng nhiệt” -
Thị trường "nóng" lên, đấu giá đất Hà Nội thu về 6.860 tỷ đồng trong quý I/2025
Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh và phát triển hạ tầng khu công nghiệp Phúc Hà (Phúc Hà Group) vừa cất nóc tòa nhà T2 trong khuôn khổ Dự án Thăng Long Victory (Hoài Đức, Hà Nội) với tư cách là các căn hộ hạng trung có diện tích từ 60 đến 93 m2 (2 - 3 phòng ngủ). Trước đó, tòa T1 của Dự án đã được Phúc Hà giới thiệu ra thị trường vào cuối năm 2013 với tư cách là các căn hộ giá rẻ để tranh thủ gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, với việc thời hạn giải ngân gói 30.000 tỷ đồng sẽ kết thúc vào 30/6/2016, tại tòa T2 vừa cất nóc, gói vay tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng đã không còn được Phúc Hà Group nhắc đến. Thay vào đó, chủ đầu tư cam kết hỗ trợ khách vay ngân hàng với lãi suất 0% trong 12 tháng. Theo đại diện của Phúc Hà Group, đây sẽ là bước đệm tiến đến việc Dự án Thăng Long Victory sẽ ra mắt thị trường tòa T3 với tư cách căn hộ cao cấp vào quý III/2016.
Không riêng Phúc Hà, nhiều chủ đầu tư thời gian gần đây cũng đã chuyển đổi dự án của mình từ nhà giá rẻ thành căn hộ hạng trung và cao cấp như: Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Thủ đô (Thủ đô Invest) với các Dự án EcoHome 1 & 2 (Khu đô thị Bắc Cổ Nhuế - Chèm, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), EcoLife Capitol (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm); Công ty cổ phần Bất động sản Mê Kông với Dự án Gemek Tower (Hoài Đức, Hà Nội); Công ty cổ phần Sông Đà Hoàng Long với Dự án The Golden An Khánh; Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát với tòa căn hộ CT1 – 104 mua lại từ Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long tại Dự án Usilk City (Hà Đông, Hà Nội)…
Sự chuyển đổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp đầu tư bất động sản là khá nhanh nhạy khi nhận thấy sự ấm lên của thị trường bất động sản và những thay đổi trong chính sách vĩ mô.
![]() |
. |
Trong khi nhiều người bày tỏ sự lo lắng về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng kết thúc vào tháng 6 tới, thì đã có những chủ đầu tư nhận thấy cơ hội “lên đời” cho các dự án của mình khi mức giá bán 15 triệu đồng/m2 không còn là điều kiện bắt buộc để hưởng ưu đãi lãi suất. Như trường hợp của Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Thủ đô mới đây, sau khi thành công với 2 dự án nhà ở giá rẻ là EcoHome 1&2 đã quyết định thay đổi hình ảnh của mình với Dự án căn hộ sinh thái cao cấp EcoLife Capitol.
Tại EcoLife Capitol từ thiết kế cảnh quan, kiến trúc đến vật liệu xây dựng đều được chọn lựa kỹ lưỡng, thân nhiện với môi trường như: pin năng lượng mặt trời, thang máy chống cháy hiện đại với sảnh đệm an toàn, nguồn nước sạch có thể uống ngay tại vòi, hệ thống xử lý rác, nước thải tách biệt theo công nghệ châu Âu...
Hoặc trường hợp Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát, vượt lên khỏi những rắc rối từ Dự án The Pride tại Khu đô thị An Hưng, quận Hà Đông (nay đổi tên thành HP Landmark Tower), đầu tư thành công vào phân khúc nhà ở xã hội với dự án quy khá lớn là The Vesta (gần 2.000 căn) tại Cụm Công nghiệp Phú Lãm, quận Hà Đông, chủ đầu tư này mới đây đã bày tỏ tham vọng đầu tư vào phân khúc căn hộ cao cấp với việc mua lại tòa căn hộ CT1 - 104 mua lại từ Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long tại Dự án Usilk City.
Nếu giữ đúng quy hoạch ban đầu của Usilk City, đây sẽ là tòa căn hộ cao cấp nhất của Hải Phát so với những dự án đơn vị này đã triển khai xây dựng trước đây. Nếu thành công, sẽ có một Hải Phát khác so với những gì thị trường đã biết về doanh nghiệp chuyên đầu tư vào lĩnh vực nhà ở giá rẻ trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Việc chuyển hướng của các chủ đầu tư nhà ở giá rẻ sang phân khúc nhà ở cao cấp hơn được xem là bước đi đầy toan tính của các chủ đầu tư, khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc. Những yêu cầu về giá bán, đối tượng mua, tỷ suất lợi nhuận của chủ đầu tư… sẽ không còn bị ràng buộc bởi nguồn vốn vay ưu đãi, doanh nghiệp có quyền chọn lựa phân khúc thị trường khả thi nhất để tối đa hóa lợi nhuận cho dự án của mình.
-
Điểm danh những bất động sản “khủng” trong tay của T&T Group -
Dự án Splendora tiếp tục kéo dài do bất đồng -
Hà Nội thí điểm giao sân vận động Hàng Đẫy cho Tập đoàn T&T quản lý, làm bãi đỗ xe ngầm -
Giải mã độ "hot" của khu biệt thự, liền kề Green Daisy -
Chủ đầu tư dự án nhà ở Hà Nội có chưa đầy 10 ngày để rà soát tất cả các dự án -
Danh tính 113 dự án bất động sản đủ điều kiện "bán nhà trên giấy" tại Hà Nội -
Lập quy hoạch tổng thể tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
Tương lai nào cho Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Hà - Đá Nhảy?
-
Dự án Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Gian nan tái khởi động
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
-
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý vũ khí, vật liệu nổ
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Trung Quốc: Khai mạc Lễ hội xả nước Dujiangyan
-
XCMG chạy đua với thời gian triển khai máy móc hạng nặng để cứu hộ động đất tại Myanmar, Thái Lan
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Bệnh viện Farrer Park và Alliance Healthcare Group Limited hợp tác chiến lược