
-
An Giang kêu gọi đầu tư hạ tầng 4 khu công nghiệp
-
Cần Thơ xem xét, giải quyết khó khăn, vướng mắc tại các dự án bất động sản
-
Thị trường bất động sản sớm phục hồi trong năm 2023
-
Sở hữu chung cư có thời hạn: Những câu hỏi cần giải đáp thỏa đáng -
Tái cấu trúc ngành bất động sản mới ở giai đoạn đầu -
Quyền sở hữu nhà của cá nhân nước ngoài có gắn với quyền sử dụng đất? -
Chính thức đề xuất quy định mới về sở hữu nhà chung cư
Khu đô thị Phước Lý (nằm ở 2 quận Liên Chiểu và Cẩm Lệ) có diện tích gần 50 ha. Sau gần hơn 10 năm triển khai, cây xanh dọc theo các tuyến đường trong khu đô thị này vẫn còn lèo tèo.
Các tuyến đường như Phước Lý 5, Phước Lý 11, Phước Lý 16…, cây xanh phân bố không đồng đều. Nhiều vị trí đã không còn cây xanh hoặc sinh trưởng kém.
![]() |
Cây xanh thưa thớt trên đường Phước Lý 16 tạ Khu dân cư Phước Lý. Ảnh: N.T |
Mặt khác, trên một tuyến đường nhưng chủng loại cây xanh lại “thập cẩm”, không theo một loại nhất định khi nhiều loại cây được trồng xen kẽ như me tây, trứng cá, sa kê hay cây ăn trái như xoài, mít…
Còn tại quận Ngũ Hành Sơn, chính quyền địa phương này đang “bức xúc” việc nhiều nhà đầu tư chậm thực hiện đầu tư hoàn thành trồng cây xanh tại các vị trí quy hoạch đất cây xanh trong các khu đô thị.
Các khu đô thị được chính quyền quận Ngũ Hành Sơn đề cập đến như Khu đô thị mới Nam cầu Tuyên Sơn (Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Nam Việt Á), Khu đô thị FPT (Công ty cổ phần đô thị FPT Đà Nẵng)…
Rảo quanh các dự án đô thị, khu quy hoạch mới tại TP. Đà Nẵng, quỹ đất dành cho cây xanh tại đây còn khá khiêm tốn. Điều này “góp phần” khiến tỉ lệ cây xanh đô thị tại TP. Đà Nẵng đang thiếu, lại càng thiếu trầm trọng.
Ông Lê Văn Dũng (Đại biểu HĐND quận Hải Châu) cho rằng: “Nhìn lại quá trình phát triển đô thị TP. Đà Nẵng, chúng ta còn nhiều tồn tại, hạn chế, nảy sinh nhiều thách thức trong quá trình phát triển. Trong đó, chỉ tiêu đất cây xanh vẫn còn thấp so với yêu cầu nhưng đất ở đô thị lại vượt chỉ tiêu so với quy chuẩn”.
Cụ thể, TP. Đà Nẵng hiện nay, tỷ lệ cây xanh chỉ đạt 2,53 m2/người so với yêu cầu quy chuẩn là 6 m2/người; trong khi đó, đất ở đô thị đạt 67,7 m2/người, vượt xa so với quy chuẩn tối đa không quá 50 m2/người.
Ông Nguyễn Cửu Loan, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị TP. Đà Nẵng nhấn mạnh, mật độ cây xanh tại các khu đô thị ở TP. Đà Nẵng đang thấp đến từ việc quỹ đất hiện nay phần lớn dành cho việc phân lô và đất ở.
“Việc mật độ cây xanh tại các khu đô thị tại TP. Đà Nẵng trước đây thấp, không được thực hiện chặt chẽ dù có quy định là do có sự lơ là. Hiện Luật Đất đai, Luật Kiến trúc, Luật Quy hoạch ra đời đã đời đã siết lại, các cấp phân khu đều áp dụng quy chuẩn, nếu hồ sơ dự án không đủ điều kiện thì sẽ không được phê duyệt”, ông Loan nói.
Trong khi đó, ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng cho biết, việc nâng cao chỉ tiêu cây xanh TP. Đà Nẵng đã có đề án định hướng, đặc biệt là Đề án cây xanh thực hiện đến năm 2030 đang được xây dựng, dự kiến đến cuối năm 2022 sẽ trình phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện hiệu quả.
“Việc nâng cao chỉ tiêu cây xanh để đảm bảo phát triển các đô thị bền vững đang được lồng ghép triển khai trong đồ án quy hoạch phân khu, cũng như đã lồng ghép trong quy hoạch thành phố đang trong quá trình trình Thủ tướng phê duyệt”, ông Phong cho hay.
Còn theo ông Loan, vấn đề cây xanh đang thiếu tại các khu đô thị TP. Đà Nẵng có thể khắc phục được khi tất cả mọi vấn đề đều đưa vào chỉ tiêu cây xanh với quy chuẩn 6 - 9 m2/người. Quá trình phân lô bán nền, đô thị hóa không phát triển thêm cây xanh trong khi quỹ đất đã cạn kiệt thì cần phải tính toán lại hơn nữa để tạo ra không gian vườn tược, công viên cho trẻ em vui chơi.
“Nếu cứ tiếp tục phân lô bán nền thì không bao giờ có cây xanh, khu đỗ xe… không bao giờ đáp ứng đô thị thông minh. Chính vì vậy, công tác quy hoạch, quản lý phát triển rất là quan trọng, phải có tầm nhìn chứ không phải đụng đâu làm đó là sẽ vỡ”, ông Loan chỉ ra tầm quan trọng của quy hoạch trong phát triển đô thị.
Ông Loan cũng lưu ý, việc trồng cây xanh trong các khu đô thị tại TP. Đà Nẵng cần quan tâm đến diện tích đất dành cho cây xanh phát triển. “Không như các khu vực khác, cây xanh trong các khu đô thị bị ảnh hưởng bởi nền móng nhà, hệ thống thoát nước chi phối đến khả năng sinh trưởng của cây xanh, bê tông hóa làm cây không bám rễ được. Ngoài ra, TP. Đà Nẵng nằm vị trí cửa biển, lại chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu, quy hoạch chủng loại cây trồng cho phù hợp, đảm bảo tỷ lệ sống sót”, ông Loan hiến kế.
Trong Đề án Xây dựng thành phố môi trường, TP. Đà Nẵng đặt ra mục tiêu đến năm 2030 phải đạt được tiêu chí tỉ lệ cây xanh công cộng ít nhất 9 m2/người. Do vậy, yêu cầu đặt ra là trong quy hoạch phải đảm bảo được phần đất cho công viên cây xanh, đặc biệt là khuyến cáo các nhà đầu tư phải dành tỉ lệ cây xanh ở khu đô thị nhiều hơn.

-
Avatar Thu Duc - dự án “3 dễ” dành cho giới trẻ: Dễ tiếp cận - dễ an cư - dễ đầu tư
-
Dòng tiền thu nhập thụ động - Giá trị thật của bất động sản nghỉ dưỡng
-
Cao Bằng trên đường hiện thực hóa mục tiêu thành trung tâm giao thương quốc tế
-
Biệt thự, nhà phố SwanBay bảo toàn giá trị trước biến động thị trường
-
Thời điểm vàng để sở hữu bất động sản “hàng hiệu” Vinhomes -
Phú Yên - vùng đất tiềm năng cho nhà đầu tư trong hai năm tới -
Giải mã sức hấp dẫn của tổ hợp Mega Complex ở phía Đông Hà Nội -
Khám phá “vườn Nhật trên mây” lần đầu tiên xuất hiện phía Tây Hà Nội -
Bất động sản thương mại tăng nhiệt, mô hình Mega Complex hút nhà đầu tư -
Đà Nẵng thu hồi, tổ chức bán đấu giá đối với 44 cơ sở nhà, đất -
Hòa Phát đặt mục tiêu có 10 khu công nghiệp trong 10 năm tới
-
ICAEW xây dựng cộng đồng Chartered Accountant vững mạnh tại Việt Nam
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”
-
Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần định vị lại mình
-
Agribank Thái Bình kí kết hợp tác với Công ty Jeil Jersey Vina
-
Ngành vật liệu xây dựng và Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023