-
Việt Nam là thị trường cốt lõi của CapitaLand Development -
Lô đất 100 triệu đồng/m2 tại Thanh Oai đã bị bỏ cọc -
Dự kiến tháng 6/2025, TP.HCM sẽ đấu giá 3 lô đất tại Thủ Thiêm -
Sau một năm, chung cư từng “đắp chiếu” tăng giá 3 lần -
TP.HCM chưa xử được chủ đầu tư "chây ì" không giao "sổ hồng" cho người mua nhà -
Cách nhà đầu tư Nhật Bản định hình sản phẩm bất động sản tại Việt Nam -
Đồng Nai duyệt tiêu chí chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội 733 tỷ đồng
Chị Nguyễn Thị Thanh, 40 tuổi, công nhân nhà máy PouYuen, đến TP.HCM từ năm 2000. Theo chia sẻ của chị Thanh, ngày đầu, lương cơ bản của chị được hơn 500.000 đồng/tháng, chị gửi về quê gần một nửa để giúp đỡ gia đình, số còn lại dành cho ăn uống, trả tiền trọ.
Để tiết kiệm chi phí thuê nhà, chị chọn ở ghép với bạn làm cùng công ty. Phòng trọ được xây dựng sơ sài, vách và mái đều bằng tôn, nên trời nắng thì nóng như nung, mưa lại dột tứ bề. Nền nhà luôn ẩm ướt, không gian bí bách… Mong muốn có một chỗ ở đàng hoàng luôn thường trực trong tâm trí, nhưng phải gần 10 năm sau, chị mới có những khoản tiết kiệm đầu tiên, khi các em ra trường, tiền gửi về quê bớt dần.
Chị Thanh kể, thu nhập mỗi tháng hiện nay của chị là trên 12 triệu đồng. Để có tiền mua nhà, chị phải tiết kiệm và chắt bóp tối đa chi phí, song mơ ước có được căn nhà vẫn xa vời, bởi để mua căn hộ trả góp phải có một khoản trả trước. Ở thời điểm mức trả trước khoảng 200 triệu đồng, chị chưa có đồng nào. Khi để dành được số tiền này, thì phần trả trước đã tăng lên gấp đôi.
“Lúc tiết kiệm được 400 triệu đồng, tôi lại không biết tìm nhà cho người thu nhập thấp ở đâu”, chị Thanh nói và cho biết, chị cũng đã tìm đến một số dự án nhà ở thương mại, nhưng loại nhà này phải dồn hết lương hàng tháng mới chỉ đủ tiền trả lãi ngân hàng, không còn đồng nào để nuôi con.
Trường hợp như chị Thanh là phổ biến với những lao động nhập cư đến TP.HCM. Họ tích lũy hàng chục năm trời, nhưng giấc mơ an cư mãi xa vời khi giá chung cư không ngừng tăng ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Đơn cử, nguồn hàng sơ cấp của một dự án trên đường Mai Chí Thọ (TP. Thủ Đức) vừa được chào bán đợt đầu với giá từ 146 đến 155 triệu đồng/m2. Mức này cao hơn các dự án hiện hữu cùng khu vực 15 -20%.
Cách đó không xa, một dự án ở phường Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) cũng mở bán giai đoạn II với mức giá là khoảng 250 triệu đồng/m2, tăng 36% so với mở bán giai đoạn I hồi cuối năm ngoái.
Tương tự, một dự án khác tại khu vực quận 9 cũ (TP. Thủ Đức) đang lên kế hoạch tái khởi động với giá dự kiến 90-100 triệu đồng/m2, đắt hơn gần 25% so với trước đây.
Ở phân khúc tầm trung, một vài dự án còn nguồn hàng mở bán trong thời gian qua cũng điều chỉnh giá. Có thể kể đến dự án Fiato Uptown (TP. Thủ Đức) rao khoảng 50 triệu đồng/m2, tăng 2 triệu đồng/m2 so với trước đó. Những dự án tại huyện Nhà Bè và Bình Chánh cũng điều chỉnh rổ hàng lên 47-55 triệu đồng/m2, thay vì 45-50 triệu đồng/m2 như trước.
Không khó để nhận ra rằng, nguồn cung nhà ở thương mại trên thị trường hiện nay chủ yếu tập trung ở phân khúc tầm trung, cao cấp, khó tiếp cận đối với người thu nhập thấp, công nhân, lao động nhập cư. Trong khi đó, nhà ở xã hội thiếu hụt nghiêm trọng.
Lý giải về việc giá nhà không ngừng leo thang, các nhà đầu tư cho rằng, nhiều người đổ về những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM sinh sống và làm việc nên nhu cầu về chỗ ở rất lớn. Theo đó, giá nhà đất chung cư chỉ có tăng chứ không thể giảm. Chưa kể, phân khúc chung cư có tính thanh khoản cao nên cũng được nhiều người săn đón.
“Nhà đầu tư không nên chần chừ khi mua nhà, có nhu cầu và có cơ hội là phải chốt liền tay. Đầu tư chung cư ngày càng tiềm năng”, anh Dương, một nhà đầu tư tại TP.HCM nhận định.
Bên cạnh yếu tố cung cầu, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, chính việc thị trường địa ốc thiếu hụt nguồn cung khiến giá nhà không ngừng tăng. Theo chuyên gia này, hiện vẫn còn nhiều dự án gặp khó khăn về gỡ vướng pháp lý nên không thể triển khai xây dựng. Bên cạnh đó, câu chuyện quỹ đất và chi phí phát triển dự án cũng khiến giá nhà khó giảm dù ở phân khúc nào.
“Nhiều chủ đầu tư không thể điều chỉnh giá thấp hơn, do chi phí đầu vào tăng, buộc họ phải bán cao. Tuy vậy, các nhà phát triển dự án cũng cần tính bài toán về thanh khoản thị trường, bởi khi giá tăng thì giao dịch bị ảnh hưởng do khó bán”, ông Khương nói.
Theo các chuyên gia, Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã thắp lên hy vọng được tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho khoảng 1.000 dự án trên cả nước, tạo điều kiện tiếp cận vốn, tín dụng thuận lợi hơn.
Dù vậy, trong giai đoạn 2024 - 2026, số lượng căn hộ tầm giá 2-4 tỷ đồng tại TP.HCM sẽ ngày càng khan hiếm, nguồn cung tập trung chủ yếu ở phân khúc 5-10 tỷ đồng/căn. Người mua nhà nên chuyển sang các dự án tại những khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An… để có mức giá phải chăng hơn.n
-
Khoa học phong thuỷ đậm nét trong thiết kế từng căn hộ của Văn Phú - Invest -
Five Star Group tìm kiếm biểu tượng công trình mới cho TP. Vũng Tàu -
“Đón bình minh” là kiến trúc được Quảng Trị chọn cho công trình cầu Thạch Hãn 1 -
BCI Asia vinh danh 10 Chủ đầu tư và 10 Công ty Kiến trúc hàng đầu Việt Nam -
Giải mã sức sống mãnh liệt phong cách Indochine trong kiến trúc Việt Nam -
Phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc văn hóa dân tộc -
Thi tuyển kiến trúc cầu Nhật Lệ 3 bắt đầu từ tháng 9/2021
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh