
-
Sôi động thị trường M&A khu công nghiệp
-
Nhận diện thương vụ M&A điển hình thời bất động sản khát vốn
-
Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
Thị trường bất động sản 2023: Nhà đầu tư vẫn lạc quan -
Lo giá nhà ở xã hội tăng -
Lý do Pavilion Premium là điểm sáng trên thị trường bất động sản đầu năm 2023 -
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng phục hồi
Không dịp lễ cũng cháy phòng
Tính đến cuối năm 2018, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 578 cơ sở lưu trú cho khách du lịch. Tổng số phòng đạt 10.663 phòng, với khoảng 17.000 giường; trong đó có 201 khách sạn với 7.518 phòng. Huế chỉ có 27 cơ sở khách sạn từ 3 – 5 sao với 3.277 phòng và 5.439 giường phục vụ khách du lịch.
![]() |
Huế là điểm du lịch tiềm năng với lượng khách đông, nhưng thiếu cơ sở lưu trú chất lượng. |
Trong khi đó, cuối năm 2016, Huế có 10.731 phòng lưu trú với 17.485 giường trên toàn tỉnh. Như vậy trong 2 năm, khi số lượng khách lưu trú ở Huế tăng khoảng 20% (khoảng 300.000 lượt) thì số phòng lưu trú lại giảm. Điều này cho thấy sự bất cập của dịch vụ lưu trú cho khách du lịch tại Huế, dẫn đến hiện tượng cung không đủ cầu, ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch tỉnh.
Trên thực tế, các nhà nghỉ, khách sao 1 – 2 sao ở Huế vẫn còn phòng. Tuy nhiên, đa số du khách và cả doanh nghiệp lữ hành đều chọn lưu trú từ 3 sao trở lên. Theo xu thế phát triển chung, du khách sẽ dần ưu ái lựa chọn các khách sạn 4 – 5 sao với dịch vụ cao cấp, nhiều tiện ích, dịch vụ. Huế lại đang thiếu dịch vụ lưu trú chất lượng cao, cùng các tiện ích, dịch vụ 5 sao như vậy. Điều này chứng minh ở kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 vừa qua, công suất trung bình các khách sạn tại Huế đạt trên 75%, riêng khách sạn 3 – 5 sao đạt 100%. Một giám đốc khách sạn 4 sao thông tin, nhu cầu của khách còn nhiều hơn, nhưng hết phòng nên không thể đón thêm khách.
![]() |
Nhu cầu khách sạn cao cấp ở Huế đang còn cao |
Trước thực trạng này tại Huế, lãnh đạo ngành du lịch của tỉnh cũng thừa nhận rằng: Nhiều địa phương trong khu vực phải tìm mọi cách để thu hút khách đến sử dụng phòng, trong khi ở Huế thì ngược lại. Huế đang nỗ lực thu hút các nhà đầu tư để xây dựng thêm các khách sạn 4 – 5 sao phục vụ nhu cầu của du khách. Điều này ít nhiều đang khiến du lịch Huế trở nên bị động, khó phát triển vượt bậc dù có tiềm năng lớn.
Đi tìm lời giải cho bài toán điểm lưu trú cao cấp tại Huế
Cũng cần ghi nhận một điều, việc “cháy” phòng như thời gian qua tạo tiền đề để tăng giá dịch vụ lưu trú ở Huế. Như trước đây, giá phòng khách sạn 4 sao tại Huế dao động khoảng 500.000 đồng – 600.000 đồng, thì nay các khách sạn đồng loạt tăng lên mức trên 1 triệu đồng. Doanh thu của các khách sạn và thu nhập của nhân viên cũng nhờ đó tăng cao.
Tuy nhiên, đã đến lúc Huế cần có sự đánh giá, nghiên cứu phối hợp cùng các nhà đầu tư uy tín, sớm hình thành thêm các cơ sở lưu trú cao cấp phục vụ khách hàng. Theo các chuyên gia, bên cạnh việc phải làm sao đưa tốc độ tăng trưởng về số phòng lưu trú ở Huế phù hợp với số lượng tăng trưởng, Huế cũng cần tập trung định hướng tăng số lượng khách sạn 5 sao với nhiều tiện ích, dịch vụ để có những bước tiến kịp thời với xu thế du lịch nghỉ dưỡng của du khách hiện nay. Có như vậy, Huế mới có thể giữ chân được du khách ở lại lâu hơn.
Theo kế hoạch phát triển dịch vụ lưu trú của Huế, dự kiến đến năm 2020 ở Huế sẽ có 22.600 phòng, năm 2025 có 38.100 phòng và năm 2030 lên đến 61.400 phòng. Các khu đô thị mới tại Huế đang được quy hoạch để chào mời những nhà đầu tư đến xây dựng dự án tiềm năng tại đây. Có thể kể đến như khu đô thị mới An Vân Dương với dự án Apec Royal Park do Apec Group thực hiện, thu hút nhiều nhà đầu tư tại Huế. Apec Group hiện cũng đang cho xây dựng dự án Apec Mandala Wyndham Huế - condotel 5 sao chuẩn quốc tế đầu tiên tại Huế để kịp thời đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách. Đây dự kiến sẽ là tâm điểm nghỉ dưỡng, giải trí hàng đầu tại Huế trong tương lai.
![]() |
Toàn cảnh Apec Mandala Wyndham Huế - Condotel 5 sao chuẩn quốc tế đang được xây dựng tại Huế. |
Theo các doanh nghiệp lữ hành, Huế vẫn là nơi được lựa chọn lưu trú đầu tiên của khách du lịch. Thị trường” du lịch Huế đang có những chuyển biến tích cực hơn.
Điều này kéo theo thị trường, môi trường đầu tư cũng sôi động, đặc biệt là cơ hội thu hồi vốn và sinh lợi ở Huế được rút ngắn thời gian. Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư mạnh dạn để đầu tư xây dựng các khách sạn cao sao ở Huế nhiều hơn, từ đó giải bài toán “khó” của du lịch Huế hiện tại.

-
Công nghệ Blockchain cho Đô thị thông minh -
Gian nan tiêu thụ tro xỉ nhiệt điện -
Sở hữu kỳ nghỉ: Giải pháp đầu tư 2 trong 1 -
"Siết" kiểm tra việc nhập thiết bị vệ sinh "siêu rẻ" từ Trung Quốc -
Doanh nghiệp đồ gỗ nội thất "thả con săn sắt, bắt con cá rô" -
[Infographic] Những điều cần biết về đô thị thông minh -
"Chữa bệnh" công trình dùng gạch không nung
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/1
-
2 Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
3 Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
4 Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
5 GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm