-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Nhờ liên kết với Đà Nẵng và Quảng Nam, Thừa Thiên Huế đã thu hút được 3,2 triệu lượt du khách trong năm 2014. |
Hợp tác để cùng có lợi
Đánh giá của Tổng cục Du lịch cho thấy, Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam là 3 địa phương trên trục di sản có rất nhiều tiềm năng về du lịch và đây sẽ là các trọng điểm chính của du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Chỉ kéo dài chưa đầy 300 km mà cả 3 địa phương sở hữu những bãi biển đẹp vào loại nhất nhì thế giới; 4 di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn; những khu sinh thái sinh quyển, rừng quốc gia phong phú đa dạng về chủng loại động thực vật…
Phát huy các thế mạnh của mình, ba địa phương đã tạo ra những sản phẩm du lịch mang đặc trưng vùng như các làng nghề thủ công truyền thống tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên (Thừa Thiên Huế), đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), dệt thổ cẩm của người Cơ tu (Quảng Nam)… Về lễ hội cấp quốc gia, Đà Nẵng đã “độc quyền” Cuộc thi Bắn pháo hoa Quốc tế, Điểm hẹn mùa hè; Thừa Thiên Huế luân phiên tổ chức Festival và Festival Làng nghề; Quảng Nam có Chương trình Hành trình di sản...
Tất cả những lợi thế đó đã được 3 địa phương nhìn nhận và liên kết để đưa ra chiến lược “3 địa phương, một điểm đến”, với việc phát triển thương hiệu “Con đường di sản miền Trung”. Kể từ khi xây dựng chiến lược này, du lịch của 3 địa phương đã có những chuyển biến rõ rệt, thể hiện qua lượng du khách tăng cao so với trước.
Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, nếu trước đây, khách đi lại giữa 3 tỉnh chỉ chiếm khoảng 15%, thì từ khi có chương trình liên kết, con số này đạt trên 30%. Đặc biệt, theo ông Hồ Tấn Cường, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam, việc hợp tác xúc tiến du lịch đã giúp mỗi địa phương tiết kiệm được nguồn kinh phí khá lớn và tăng cường hiệu quả hoạt động. “Mỗi địa phương chỉ cần bỏ ra nguồn kinh phí bằng 1/3 để quảng bá”, ông Cường nói.
Phá bỏ cục bộ địa phương
20h ngày 29/4/2015, Đà Nẵng tổ chức khai mạc chương trình Pháo hoa Quốc tế 2015. Đó cũng là lúc tại Ngọ Môn Đại Nội Huế diễn ra Lễ khai mạc chương trình Festival Làng nghề 2015. Đã có rất nhiều du khách đến từ 2 đầu Nam - Bắc tiếc rẻ vì đã không được theo dõi trực tiếp 2 sự kiện văn hóa lớn ấy của cả nước.
Không chỉ “lệch pha” trong một sự kiện, dường như sự kết nối của chương trình “Con đường di sản miền Trung” có dấu hiệu chững lại và việc tạo nên một thương hiệu du lịch vùng cho đúng ý nghĩa thông điệp “Ba địa phương, một điểm đến” chưa đạt được.
Một trong những biểu hiện của tình trạng trên là hoạt động kích cầu du lịch của cả 3 địa phương đang được tách biệt theo kiểu “thân ai nấy lo”. Hiện tính liên kết thực chất chỉ chủ yếu ở cấp độ các doanh nghiệp lữ hành, thông qua việc kết nối các tour tham quan 3 tỉnh, thành phố lại với nhau, tránh trùng lặp các sản phẩm du lịch đặc trưng địa phương…
Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng cho rằng, hiệu quả liên kết còn thấp do các địa phương chưa có nhiều sản phẩm chung, hoạt động marketing nghèo nàn, ngân sách xúc tiến còn thấp... “Để sự liên kết có hiệu quả hơn và đi vào chiều sâu, cần triển khai thêm rất nhiều hoạt động như đánh giá, lựa chọn, hình thành các sản phẩm chung, phối hợp tổ chức các sự kiện, định hướng các hoạt động marketing cho cả 3 địa phương, cũng như hình thành quỹ xúc tiến chung có tính đến việc xã hội hóa từ doanh nghiệp”, ông Dũng nhìn nhận.
Theo ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng, cần xem xét lại cơ chế luân phiên vì nó chưa thực sự tạo ra một cơ chế và nội dung xuyên suốt. Những nội dung này phải được cải thiện để liên kết giữa 3 địa phương trong thời điểm hiện nay và thời gian tới mở rộng ra các địa phương khác, tạo động lực cho sự phát triển chung của ngành du lịch.
Rõ ràng, việc cần gấp bây giờ là phải thành lập một ban chỉ đạo, điều phối chung để kết nối hoạt động du lịch của cả 3 địa phương, kết nối từ cấp độ chiến lược cho đến việc thực hiện; từ cấp quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp lữ hành, du lịch.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025