-
Văn Lang Sky Lake: Vượng khí phong thủy tạo nên chốn an cư lý tưởng -
Căn hộ cho thuê tại Bình Dương trở lại "đường đua" hút dòng tiền đầu tư -
Thấy gì từ vị trí siêu kết nối của phân khu The Victoria -
Lý do căn hộ phong cách Nhật Princess’s Manor hút nhà đầu tư -
Quảng Ngãi: Nguyên một khu tái định cư và hàng trăm lô đất tái định cư khác bị bỏ hoang hơn 10 năm -
Thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2024 phục hồi bền vững? -
Đồng Nai chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị hơn 72.000 tỷ đồng
Ba tòa nhà tái định cư tại Hà Nội gần đây được đề xuất phá bỏ do không có ai đến ở. Ảnh: Giang Huy |
UBND TP Hà Nội vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo giải trình làm rõ đề xuất về cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn.
Cơ quan này cho biết, theo thống kê đến 2020, thành phố cần 22.131 căn hộ chung cư cao tầng để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án. Tuy nhiên, các dự án đang triển khai thực hiện theo cơ chế đầu tư hiện hành chỉ đáp ứng được khoảng 4.500 căn hộ. Như vậy, cơ quan này tính toán phải đầu tư hơn 17.600 căn hộ nữa để đáp ứng yêu cầu công tác giải phóng mặt bằng (chủ yếu là công trình giao thông, hạ tầng) với số vốn dự kiến khoảng 18.514 tỷ đồng.
Theo cơ chế này, thành phố tạo quỹ đất (đã giải phóng mặt bằng) tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực để xây dựng nhà ở tái định cư theo quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt. Nhà đầu tư được giao đất để thực hiện dự án, được quản lý, vận hành, bảo trì công trình và được hưởng 10% lợi nhuận định mức (không tính phí lãi vay ngân hàng) hoặc được phép bán 20% quỹ nhà ra thị trường. Thành phố ký hợp đồng đặt hàng với nhà đầu tư. Nhà đầu tư ký hợp đồng bán nhà, thu tiền người mua nhà.
Sau 9-12 tháng kể từ khi đủ điều kiện bố trí tái định cư, nếu thành phố chưa giới thiệu người được mua nhà thì nhà đầu tư được bán nhà ra thị trường để thu hồi vốn và nộp tiền sử dụng đất theo quy định.
Các nhà đầu tư tham gia đầu tư phải đảm bảo 10 tiêu chí trong đó có vấn đề kinh nghiệm, năng lực tài chính, quản trị, tiến độ cam kết... Một trong những tiêu chí quan trọng là nhà đầu tư phải có các cam kết không tính lãi vay trong quá trình triển khai.
UBND TP Hà Nội cũng cho biết đã chuẩn bị 27 dự án với tổng diện tích khoảng 28,5ha (khoảng 19.800 căn hộ) để kêu gọi, lựa chọn các nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo cơ chế trên để đáp ứng quỹ nhà tái định cư còn thiếu từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
Theo quy định hiện hành, nhà nước phải trực tiếp đầu tư vốn để xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở phục vụ tái định cư. Trong đó, trước năm 2016, hình thức đầu tư chủ yếu tại Hà Nội là dùng vốn ngân sách, giao cho các Ban quản lý dự án thuộc Sở Xây dựng và ban quản lý dự án các quận huyện làm chủ đầu tư.
Sau khi xây dựng nhà xong, thành phố nghiệm thu và bàn giao cho Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội quản lý vận hành, bán nhà tái định cư cho các hộ và thực hiện duy tu bảo trì. Khi bán cho các hộ dân, thành phố mới xác định giá tiền sử dụng đất phân bổ vào diện tích căn hộ và thu tiền. Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố cho rằng, với cơ chế này thời gian đầu tư xây dựng kéo dài do khó khăn về vốn ngân sách, các quy định về quản lý, sử dụng vốn ngân sách, dẫn đến tình trạng thiếu quỹ nhà tái định cư. Chất lượng, tiêu chuẩn nhà tái định cư cũng thấp, không tương xứng với vốn đầu tư.
Cùng với đó, theo thành phố, chất lượng công tác quản lý, vận hành cũng thấp, gây tình trạng xuống cấp, nhanh chóng và khiếu kiện của người dân tái định cư. Trong khi đó, theo cơ quan này, hàng năm ngân sách phải cấp bù lỗ khoảng 43 tỷ đồng cho Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội để thực hiện công tác vận hành.
Còn việc mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư thực hiện theo cơ chế thị trường ở thời điểm hoàn thành thường cao hơn giá bán nhà tái định cư theo quy định. Như vậy, khi bán nhà tái định cư phần tiền chênh lệch ngân sách phải bù lỗ, không đảm bảo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Mặt khác, việc mua nhà ở tại các dự án nhà ở thương mại để bố trí tái định cư có hạn chế, khó khăn, trong công tác quản lý, vận hành do các căn hộ nằm xen kẽ trong các khu nhà ở thương mại, chi phí quản lý, vận hành cao, không thống nhất.
Trước đó, tại Hà Nội, chủ đầu tư một dự án cũng đề xuất thành phố cho phép phá bỏ toàn bộ 3 toà nhà tái định cư xây dựng xong cách đây hơn 10 năm thuộc khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên) do không có người đến nhận.
-
Điều gì làm nên sức hút của dự án cán đích nhanh nhất Hải Phòng? -
Xem xét thu hồi đất dự án Trung tâm tổ chức sự kiện Huế xưa - Huế nay -
Lâm Đồng lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch hồ Prenn -
Hậu Giang: Khu nhà ở xã hội vốn trên 1.042 tỷ đồng đã có nhà đầu tư -
Vĩnh Long đầu tư dự án Khu tái định cư Khu công nghiệp Đông Bình -
Hơn 13.000 tỷ đồng đầu tư Khu đô thị Nam sông Đa Nhim -
Trải nghiệm tắm khoáng nóng Onsen Nhật Bản lần đầu tiên tại Cát Bà
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/9 -
2 Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Nỗi đau của người lượm ve chai -
3 Khẩu vị đầu tư bất động sản: Người nước ngoài “bỏ làng”, người Việt “bỏ phố” -
4 Fed cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán kỳ vọng vào 2 nhóm cổ phiếu -
5 Bắc Ninh xin đầu tư cao tốc Vành đai 4 - Quốc lộ 18 trị giá 3.600 tỷ đồng
-
Cựu Tổng giám đốc SCB khai chỉ tham gia phân phối trái phiếu thuộc nhóm Vạn Thịnh Phát -
Nhóm bị cáo giúp sức Trương Mỹ Lan không ngờ về hậu quả gây ra quá lớn -
Đại án Vạn Thịnh Phát: Gần 36.000 bị hại lo lắng về quyền lợi của mình -
Phú Yên bắt thêm đối tượng vi phạm quy định về khai thác khoáng sản, hủy hoại rừng
- C.P. Việt Nam chung tay hướng về miền Bắc thương yêu
- DKSH Việt Nam khai trương Trung tâm phát triển và sáng tạo của ngành nguyên liệu hóa chất
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ