
-
Quảng Nam sẽ thanh tra các dự án tái định cư tại Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An
-
Để rừng bị chặt phá, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Mai Sơn bị khởi tố
-
Khám xét Trung tâm Kiểm định khu vực 2 và Trạm kiểm định Đông Sài Gòn
-
Hàng loạt cơ sở y tế ở Thành phố Quảng Ngãi bị xử phạt hành chính
-
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo
Vừa qua, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệt phá đường dây sản xuất, kinh doanh thuốc giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng, thu giữ hàng trăm loại nguyên liệu, thuốc thành phẩm.
Theo đó, sau quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với lực lượng công an tại một số tỉnh, thành tiến hành khám xét khẩn cấp 6 địa điểm là nơi sản xuất, nơi làm việc, nơi cất giấu hàng hoá của nhóm này trên địa bàn TP. Hà Nội, TP. HCM và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, An Giang, Đồng Tháp.
Đường dây này do Nguyễn Tiến Đạt (sinh năm 1991 trú tại Chung cư Hapulico, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) cầm đầu, đã câu kết với nhóm đối tượng do Trịnh Doãn Giáo (sinh năm 1985 trú tại Quận Bình Tân, TP. HCM) cầm đầu.
![]() |
Đường dây sản xuất nhiều loại thuốc giả quy mô lớn vừa bị triệt phá. |
Quá trình khám xét, lực lượng chức năng đã thu giữ 21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả lên đến hàng chục ngàn hộp thuốc; cũng nhiều loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thuốc giả, gồm hơn 18.000 vỏ hộp các loại, 142 kg các loại viên hoàn, viên nén, bột và nhiều máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất.
Theo lời khai của các đối tượng, từ năm 2021 đến khi bị bắt đã bán ra thị trường số lượng thuốc giả rất lớn, số tiền thu lời bất chính ước tính gần 200 tỷ đồng.
Theo cơ quan chức năng, các đối tượng đã lợi dụng thói quen của người dân là tự kê đơn mua các loại thuốc chữa bệnh, cũng như sự thiếu hiểu biết khi tìm hiểu về nguồn gốc hàng hoá, nhất là nhu cầu của một bộ phận người tiêu dùng là người cao tuổi muốn mua và sử dụng các loại thuốc có tác dụng chữa bệnh về xương khớp, đau nhức, tê bại với giá thành rẻ, phù hợp với thu nhập của người cao tuổi.
Cùng với đó, lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm tại các quầy thuốc, nhà thuốc, các đối tượng đã móc nối, câu kết với nhau để sản xuất, đưa thuốc giả ra thị trường trong thời gian dài.
![]() |
Lực lượng chức năng đã thu giữ hàng chục loại thuốc giả và số lượng lớn nguyên liệu để sản xuất. |
Trong đó, đối tượng Trịnh Doãn Giáo cầm đầu đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, xương khớp, đã đầu tư dây chuyền, máy móc sản xuất và nghiên cứu các thành phần của thuốc tân dược.
Sau đó, bọn chúng đặt mua các nguyên liệu là dược phẩm, dược liệu, thảo mộc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuê nhân công trộn lẫn nghiền thành bột, sử dụng máy móc đóng thành viên nang, ép vỉ, đóng gói thành phẩm thuốc giả sau đó bán ra thị trường qua các kênh phân phối.
Thủ đoạn của các đối tượng là với các loại thuốc chữa bệnh về xương khớp thì không làm giả các sản phẩm có sẵn đang lưu hành trên thị trường trong và ngoài nước mà tự đặt ra những tên thuốc cũng như tên công ty có trụ sở ở nước ngoài, chủ yếu là tại Hồng Kông, Malaysia, Singapore…nên rất dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Cùng với đó, nhóm này thuê kho làm địa điểm sản xuất tại những khu vực vắng người qua lại, ngõ cụt nằm sâu trong hẻm, sau đó thuê công nhân sản xuất là anh em người nhà hoặc người quen tại các địa phương khác.
Quá trình sản xuất, công nhân ăn ở khép kín tại kho xưởng sản xuất, không có giao tiếp với dân cư xung quanh, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình quản lý, kiểm tra và thu thập thông tin, tài liệu.
Quá trình tiêu thụ thuốc giả, các đối tượng tham gia đường dây có sự móc nối, câu kết chặt chẽ với nhau từ khâu sản xuất đến khâu tìm kiếm kênh phân phối để đưa hàng giả ra thị trường đến tay người tiêu dùng.
Dưới vỏ bọc là nhân viên dược sỹ buôn bán thuốc cho các công ty dược, các đối tượng thông qua các trang mạng xã hội zalo, facebook… quảng cáo có nguồn thuốc kháng sinh của các công ty chính hãng “tuồn” ra từ nguồn hàng thầu hoặc bán chạy doanh số trái khu vực không xuất được hóa đơn nên giao bán rẻ hơn so với hàng chính hãng.
Với các loại “giả mạo” nguồn gốc nước ngoài thì các đối tượng giới thiệu đây là hàng “xách tay” nên không có hoá đơn chứng từ kèm theo. Thậm chí, các đối tượng còn mua thuốc thật trà trộn vào nguồn thuốc giả để lấy lòng tin của người mua hàng và đối phó với sự kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Sau đó, khi đã có lượng khách hàng nhất định, các đối tượng chỉ bán những loại thuốc giả tự sản xuất, đa phần khách hàng hướng tới nhóm dược sỹ kinh doanh thuốc tự do tại các chợ thuốc.

-
Thủ đoạn của nhóm sản xuất, kinh doanh thuốc gắn mác “nhập ngoại”, thu lợi gần 200 tỷ đồng -
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo -
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em -
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định -
Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị phạt 11-12 năm tù vì bán rẻ “đất vàng” -
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo -
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 4: Đừng để thị trường bất động sản là “bãi mìn”
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu