-
Thực thi Luật Đất đai 2024 vẫn thấy vướng -
Lượng chung cư mới Hà Nội tăng nhưng giá nhà vẫn không giảm -
Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp -
Kiến nghị không cho phép lập dự án dưới hình thức phân lô bán nền tại TP.HCM -
1/3 dự án bất động sản vướng mắc tại TP.HCM liên quan đến tài chính -
Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung ban hành văn bản quy định Luật Đất đai -
Nghệ An quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Nợ đầm đìa
Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì được Bộ Kiến trúc thành lập ngày 23/8/1958.
Đến tháng 5/2010, Tổng công ty Sông Hồng chính thức "lột xác" từ một Tổng công ty 100% vốn nhà nước, trở thành Tổng công ty cổ phần với phần vốn nhà nước nắm giữ là 73,2%.
Trước thời điểm Tổng Sông Hồng chính thức được chuyển đổi hình thức hoạt động sang Công ty Cổ phần từ tháng 5/2010, đơn vị này đã nợ lũy kế 121,6 tỷ đồng.
Dự án Sông Hồng Park View
Sau khi cổ phần hóa, từ tháng 5/2010 đến nay, Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng có hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao: lợi nhuận trước thuế hợp nhất của toàn công ty năm 2011 chỉ đạt 2 tỷ đồng, năm 2012 chỉ đạt 5,1 tỷ đồng.
Giá trị cổ phiếu của đơn vị này cũng sụt giảm liên tiếp qua các năm. Năm 2009, khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, giá cổ phiếu của Sông Hồng là 22.290 (cao hơn rất nhiều so với giá khởi điểm 14.000 đồng/cổ phiếu). Nhưng kỳ vọng vào khoản đầu tư này chỉ còn lại mong manh khi giá cổ phiếu trên thị trường OTC hiện chỉ còn 5.000 - 6.000 đồng/cổ phiếu, triển vọng “lên sàn” của doanh nghiệp này vẫn khá mờ mịt.
Không chỉ làm ăn bết bát, số nợ của các công ty con cũng khiến cho doanh nghiệp này phải nhiều lần lao đao.
Mới đây nhất, sáng 26/8/2013, gần 100 công nhân xây dựng tòa nhà Sông Hồng Park view (165 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) đã tập trung yêu cầu công ty địa ốc Sông Hồng trả tiền cho công nhân.
Tuy chưa tập hợp được con số cụ thể, nhưng theo một số công nhân, số tiền công ty địa ốc Sông Hồng nợ họ đều từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Công ty Cổ phần địa ốc Sông Hồng (Sông Hồng Land) chính là chủ đầu tư dự án Sông Hồng Park view, đơn vị nhà thầu thực hiện việc xây dựng tòa nhà Sông Hồng Park view là công ty Cổ phần Xây lắp địa ốc Sông Hồng – công ty con của Sông Hồng Land và hiện Sông Hồng Land đang sở hữu 60% vốn ở công ty này.
Cách đây không lâu, Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng tiếp tục bị Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ân Trường Nguyên dọa kiện đòi hơn 400 triệu đồng tiền thi công công trình chợ Vinh (Nghệ An).
Theo đơn vị này, công trình chợ Vinh đã bàn giao, đưa vào sử dụng được hơn 40 tháng và đã hết thời gian bảo hành hơn 28 tháng. Thế nhưng, Tổng Công ty Sông Hồng vẫn chưa thanh toán hết số tiền nợ đọng.
Số nợ trên đã tồn đọng thời gian dài, nhiều lần đại diện Công ty Ân Trường Nguyên ra tận trụ sở tại Hà Nội để hỏi, nhưng kết quả vẫn là những lời hứa hẹn suông từ cấp trên.
Nhưng có lẽ bi hài nhất là vụ Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) phong tỏa 22,7 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần Xây dựng Đô thị Sông Hồng (thuộc Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng). Nguyên nhân phong tỏa là do công ty mẹ nợ ngân hàng này số tiền lớn nhưng đến hạn vẫn chưa trả.
Sự việc bắt đầu khi Công ty cổ phần Xây dựng đô thị Sông Hồng có thực hiện 1 gói thầu của dự án Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh mà Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng là nhà thầu chính.
Tuy nhiên, khi được chủ đầu tư thanh toán khoản tiền hơn 22,7 tỷ đồng, SHB đã phong tỏa và không chuyển tiền vào tài khoản của Công ty cổ phần Xây dựng đô thị Sông Hồng.
Nguyên nhân việc phong tỏa, theo thông SHB là do trước đó, Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng đã ký thư bảo lãnh vay vốn cho Công ty Cổ phần Thép Sông Hồng với tổng hạn mức 100 tỷ đồng. Theo đó, nếu đến kỳ hạn trả nợ (nợ gốc, lãi và phí nếu có), mà công ty Thép Sông Hồng không trả được nợ hoặc không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với SHB thì Tổng công ty Sông Hồng có trách nhiệm trả thay số tiền đến hạn.
SHB cho rằng, việc tạm giữ số tiền trên là phù hợp bởi tổng công ty Sông Hồng chính là chủ hợp đồng kinh tế về việc thi công gói thầu số 8 của Dự án Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh.
Nhà nghèo đông con
Lý giải nguyên nhân Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng hoạt động kém hiệu quả, trả lời báo chí, ông Đặng Tiên Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng cho rằng, do Sông Hồng đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho khoản đầu tư vốn góp tại một số Công ty cổ phần hoạt động bị thua lỗ trong nhiều năm như: Công ty CP Sông Hồng số 6; Công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Sông Hồng; Công ty CP Sông Hồng số 36; Công ty CP Sông Hồng Đà Nẵng và Công ty CP Thép Sông Hồng.
Ngoài ra, Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng còn gặp khó khăn trong tài chính từ việc chuyển đổi khoản nợ phải thu khó đòi 102 tỷ đồng từ dự án Nhà máy Cán thép Việt Trì thành tiền góp vốn điều lệ vào Công ty Cổ phần Thép Sông Hồng càng làm mất cân đối tài chính cho Tổng công ty.
Việc xác định tăng giá trị vốn Nhà nước lên 104 tỷ đồng từ định giá lại các tài sản gồm: Trường trung cấp nghiệp vụ kỹ thuật Sông Hồng (là đơn vị không sinh lợi nhuận, hàng năm Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng vẫn phải hỗ trợ kinh phí hoạt động, chia cổ tức cho phần vốn được định giá của nhà trường), trụ sở Tổng công ty tại 70 An Dương, Tây Hồ, Hà Nội và giá trị thương hiệu của Sông Hồng càng làm cho tình hình tài chính của đơn vị này gặp khó khăn, thiếu nguồn tiền khi thanh toán đến hạn trả.
|
Từ năm 2010, Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng đã tập trung tài chính để tham gia thi công xây lắp các công trình có giá trị lớn nhưng đến nay vẫn chưa được chủ đầu tư thanh toán như: Công trình Nhà thi đấu đa năng thành phố Đà Nẵng – công trình đã hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư từ tháng 12/2010 nhưng chủ đầu từ còn nợ Tổng công ty khoảng 110 tỷ đồng;
Công trình Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 đang được chủ đầu tư phối hợp với các nhà thầu hoàn thiện hồ sơ trình các bộ, ngành liên quan phê duyệt giá trị khối lượng phát sinh không lường trước, trong đó phần giá trị của Tổng công ty khoảng 400 tỷ đồng…
Nhưng có lẽ một trong những nguyên nhân khiến Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng hoạt động bết bát là do đơn vị này đã nhà nghèo lại còn đông con. Sông Hồng có tới 37 đơn vị ( 01 đơn vị sự nghiệp, 14 Công ty con , 14 Công ty liên kết và tham gia đầu tư tài chính vào 8 Công ty).
Năm 2011, Sông Hồng đã tìm đủ mọi cách xoay xở bằng việc cơ cấu lại vốn góp tại Công ty Đầu tư và xây dựng Minh Phương, Công ty cổ phần Công nghệ truyền thông Sông Hồng; thoái một phần vốn góp tại Công ty cổ phần Sông Hồng Miền Trung.
Đặc biệt, Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng xây dựng phương án thoái vốn tại Công ty cổ phần Thép Sông Hồng và chuyển Trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Sông Hồng về Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam hoặc Bộ Xây dựng quản lý.
Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng sở hữu 85% cổ phần, tương đương 102 tỷ đồng tại Thép Sông Hồng (vốn điều lệ 120 tỷ đồng); sở hữu tại Trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Sông Hồng là 67,35 tỷ đồng. Chỉ 2 đơn vị này đã chiếm 109,37/270 tỷ đồng vốn điều lệ của Tổng công ty (Tổng công ty đang phải hỗ trợ tài chính cho Trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Sông Hồng hoạt động).
Tuy nhiên, thực tế việc thoái vốn này sẽ khó thực hiện vì năm 2011, Thép Sông Hồng lỗ 137,75 tỷ đồng, sản xuất chỉ đạt 65% công suất do không bán được hàng.
Nối dài danh sách đơn vị làm ăn thua lỗ của Tổng công ty còn có: Công ty Cổ phần Sông Hồng số 6, Công ty Cổ phần Sông Hồng số 36, Công ty Cổ phần Sông Hồng Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Sông Hồng, Công ty Cổ phần Thép Sông Hồng...
Theo phương án tái cấu trúc,Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng sẽ giữ nguyên 8 Cty con hoạt động ổn định, hiệu quả. Thoái vốn đầu tư tại 14 đơn vị, gồm 6 Công ty con, 6 Công ty liên kết, 2 Công ty tham gia góp vốn đầu tư tài chính.
Bức tranh tài chính của Tổng công ty không mấy sáng sủa, triển vọng lên sàn chứng khoán tập trung vẫn khá mờ mịt. Vậy nhưng, Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng lại đang trình Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 270 tỷ đồng lên 387,5 tỷ đồng.
Trong khi đó, Dự án I1, I2, I3 Thành Công, Hà Nội - con “át chủ bài” thu hút các nhà đầu tư bởi triển vọng lợi nhuận “khủng” tại thời điểm phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu vào tháng 11/2009 thì Tổng công ty cũng chỉ sở hữu có 15% vốn.
Theo Châu Anh (VTCNews)
-
Mở bán dự án Lan Phương Plaza -
Thu hồi đất: Sẽ không còn "tiền trảm, hậu tấu" -
Đấu giá 'bãi lầy' Richland Emerald Tower -
Nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bảo tồn nguyên vẹn -
Vận hành khu phức hợp lớn nhất Đồng Nai -
Hơn 90% khu đô thị tại Hà Nội xây dựng dở dang -
Hà Nội 'đôn' 5 dự án sang nhà ở xã hội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024