
-
Đã có 18/34 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
-
Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương đi làm cả năm
-
Theo chân dòng tiền chảy về “vùng đất mới”
-
Phấn đấu từ ngày 27/7/2025, không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát -
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài -
Mở bán Dự án Nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định quy mô hơn 500 căn
Chị Nguyễn Hồng Anh (quận Thủ Đức, TP.HCM) cho biết, sau khi trả hơn nửa số tiền cho khoản vay ngân hàng để mua một căn hộ chung cư, chị vẫn còn khoản nợ 300 triệu đồng. Mới đây, ngân hàng thông báo điều chỉnh lãi suất khoản vay từ 11%/năm lên 12,5% khiến gia đình gặp nhiều khó khăn hơn, bởi thu nhập của 2 vợ chồng chỉ khoảng 15 triệu đồng/tháng, chưa tăng lên và còn phải lo cho 2 con.
Trong khi đó, bà Trương Minh Lan (quận 9, TP.HCM) đang có khoản vay tại Viet Capital Bank để mua căn hộ thuộc dự án của Khang Điền cũng cho biết, đã được nhà băng thông báo về việc điều chỉnh tăng lãi suất thêm 0,5%/năm so với trước đó.
![]() |
Lãi suất tăng là mối lo lắng hàng đầu của những người có khoản vay mua nhà |
Kể từ đầu tháng 5/2018, Eximbank cũng quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay đối với các khoản vay mua nhà, đất tăng thêm 1%/năm so với trước, lên mức 11%/năm. Mức lãi suất mới này áp dụng cho tất cả khoản vay bao gồm xây, sửa nhà, mua căn hộ… Trong khi đó, bộ phận tín dụng Techcombank cho hay, hiện lãi suất cho vay mua, sửa chữa nhà có thể lên tới 13%/năm tùy dự án và thời hạn trả cụ thể. VPBank, OCB cũng áp mức lãi suất dao động 11 - 12%/năm cho cá nhân có nhu cầu vay mua, sửa chữa nhà.
Thực tế, lãi suất cho vay đối với bất động sản, nhất là với các chủ đầu tư dự án và người vay mua nhà thời gian gần đây chỉ có tăng chứ không giảm. Trong đó, nhiều ngân hàng đang áp dụng lãi suất cho vay mua nhà, đất với mức khoảng 12 - 12,5%/năm. Tuy nhiên, mức lãi suất này vẫn chưa phải là cao nhất. Bởi có ngân hàng đẩy lãi suất cho vay sửa chữa, xây mới, mua nhà lên tới 13%/năm.
Lãi suất vay đi lên đồng nghĩa với gia tăng áp lực tài chính cho khách hàng. Bởi vậy, nếu tiếp tục xu hướng này, một số người dân có thể rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ.
Theo TS. Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính - ngân hàng, lãi suất cho vay mua nhà của các ngân hàng tăng dần bởi nhiều nguyên nhân. Theo đó, chủ trương giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo quy định của Thông tư 19/2017/TT-NHNN khiến kể từ đầu năm 2018 các ngân hàng chỉ được sử dụng 45% vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và sang đầu năm sau chỉ còn 40%.
Trong khi theo khảo sát, hiện có tới 70% khách hàng gửi tiết kiệm chọn kỳ hạn ngắn, thậm chí tại nhiều ngân hàng, tỷ lệ này còn lên đến 90%. Vì vậy, các nhà băng phải tăng lãi suất huy động tiền gửi dài ngày để cơ cấu lại nguồn. Một khi chi phí huy động nhích lên, nhà băng buộc phải tăng lãi suất cho vay.
Đồng thời, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2018 ở mức 17% (thấp hơn 18,7% năm 2017) và đề nghị các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt hơn dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản buộc ngân hàng thận trọng và nâng lãi suất cho vay.
Với các trường hợp vay dài hạn, lãi suất cho vay mua, xây, sửa nhà tại các ngân hàng cổ phần đã lên đến 12,5%/năm, tăng thêm khoảng 2%/năm so với trước đây. Bên cạnh đó, trước tình trạng giá nhà đất thời gian qua tăng khá nóng, các ngân hàng đều có động thái thẩm định lại giá và chỉ xét cho vay không quá 70% giá trị; tăng cường siết chặt ưu đãi, nâng phạt lãi suất trả trước hạn. Chính điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến người mua nhà.
Thực tế, không chỉ ở Việt Nam, người mua nhà nhiều nước trên thế giới cũng bị ảnh hưởng khi lãi suất tăng. Theo khảo sát của Tập đoàn HSBC, việc tăng lãi suất là mối lo lắng hàng đầu của những người đang có khoản vay mua nhà trên khắp thế giới.
Khảo sát có sự tham gia của hơn 10.000 người ở 10 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy, 22% trong số người được khảo sát cho biết, nếu lãi suất khoản vay tăng lên 2%/năm, họ sẽ gặp khó khăn hoặc không có khả năng thanh toán; 47% sẽ vỡ nợ nếu lãi suất tăng thêm 5%/năm.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, hiện cho vay bất động sản chiếm khoảng 10,8% tổng dư nợ cho vay tại TP.HCM. Dư nợ ở Thành phố vào khoảng 1,8 triệu tỷ đồng tính đến cuối năm 2017, trong đó cho vay bất động sản tương đương 194.400 tỷ đồng. So với hồi đầu năm 2017, hiện vốn vay bất động sản tăng 5% trên tổng dư nợ, tương đương tăng gần 10.000 tỷ đồng.
Theo ông Minh, NHNN TP.HCM liên tiếp đưa ra các văn bản cảnh báo rủi ro trong hoạt động đầu tư tín dụng bất động sản, kể cả các dự án BOT. Mới đây, NHNN có Văn bản số 563 yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng yêu cầu các tổ chức tín dụng hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản.
Trong bối cảnh này, chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, việc tăng lãi suất vay lĩnh vực bất động sản kèm với quy định vay bị siết lại đang gây bất lợi, hạn chế khả năng trả nợ của khách hàng.
-
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài -
Mở bán Dự án Nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định quy mô hơn 500 căn -
Hà Nội xem xét bỏ công chứng hợp đồng tặng, cho bất động sản giữa các cá nhân -
Tâm điểm đầu tư bất động sản hậu sáp nhập tỉnh thành -
Nhà đầu tư nước ngoài “mạnh tay” xuống tiền cho bất động sản Việt Nam -
Sắp xếp, sáp nhập tỉnh thành: Không gian mới cho bất động sản
-
1 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
2 Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm
-
3 Tín hiệu thuận cho đề xuất đầu tư sân bay tại Ninh Bình
-
4 Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
5 Ngã rẽ mới cho phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
Bridge Data Centres công bố báo cáo ESG đầu tiên
-
Huawei lần thứ tư liên tiếp được Gartner Peer Insights vinh danh
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Envision vận hành nhà máy sản xuất hydro xanh và amoniac xanh lớn nhất thế giới