
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động
-
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư -
Tránh xung đột lợi ích trong mô hình bất động sản “livehouse”
![]() |
Quý I/2025, Nam Long có doanh thu gấp 6 lần cùng kỳ năm trước. Trong ảnh: Dự án của Nam Long tại TP. Thủ Đức. Ảnh: L.T |
Bức tranh sáng - tối về lợi nhuận
Quý I/2025 được kỳ vọng là bước khởi đầu cho quá trình phục hồi của thị trường bất động sản sau giai đoạn trầm lắng. Tuy nhiên, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp địa ốc cho thấy bức tranh tăng trưởng vẫn phân hóa mạnh.
Sau 3 quý liên tiếp có lãi, Tập đoàn Novaland bất ngờ báo lỗ trở lại trong quý I/2025 với khoản lỗ ròng 476 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu tăng mạnh từ 697 tỷ đồng cùng kỳ năm trước, lên 1.778 tỷ đồng, các khoản chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp vẫn là gánh nặng lớn, bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp này.
Năm nay, Novaland xây dựng 2 kịch bản kinh doanh tùy theo tiến độ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý dự án. Kịch bản lạc quan dự kiến doanh thu thuần đạt 13.411 tỷ đồng và lỗ sau thuế 12 tỷ đồng. Kịch bản thận trọng hơn kỳ vọng doanh thu đạt 10.453 tỷ đồng, với mức lỗ sau thuế lên tới 688 tỷ đồng. Với kết quả quý I/2025, Novaland hoàn thành 13-17% chỉ tiêu doanh thu năm và cách khoảng 30% so với mức lỗ dự kiến lớn nhất.
Điểm sáng hiếm hoi là hoạt động bàn giao sản phẩm bắt đầu có tín hiệu tích cực, với 256 sản phẩm được bàn giao, đạt 17% kế hoạch năm. Công ty kỳ vọng tình hình sẽ khởi sắc hơn từ quý II/2025, khi các nút thắt pháp lý dần được tháo gỡ.
Là nhà phát triển bất động sản lớn, nhưng quý đầu năm nay, Tập đoàn Hà Đô tiếp tục không ghi nhận khoản thu nào từ hoạt động bất động sản. Doanh thu chủ yếu đến từ các mảng năng lượng, như thủy điện, điện mặt trời và điện gió. Tổng doanh thu thuần hợp nhất giảm 29%, còn 599 tỷ đồng, kéo theo lợi nhuận sau thuế giảm 22%, xuống còn 207 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do không ghi nhận doanh thu bất động sản và phải trích lập chênh lệch giá bán điện tại Dự án Điện mặt trời Hồng Phong 4.
Dù tình hình kinh doanh quý I/2025 đi lùi, Hà Đô vẫn đặt mục tiêu cả năm đạt 2.936 tỷ đồng doanh thu (tăng 8%) và 1.057 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 236% so với năm 2024). Để đạt được mục tiêu này, Công ty cho biết sẽ đẩy mạnh bán hàng tại các dự án hiện có, đặc biệt là Hado Charm Villas dự kiến mở bán trong quý II/2025 với kỳ vọng doanh thu khoảng 3.000 tỷ đồng.
Trái ngược với nhiều doanh nghiệp cùng ngành, Vinhomes có một quý kinh doanh bùng nổ. Doanh thu thuần hợp nhất đạt 15.698 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.652 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với quý I/2024. Động lực chính đến từ hoạt động bàn giao tại các dự án trọng điểm như Vinhomes Royal Island và Ocean Park 2–3. Ngoài ra, doanh số bán hàng trong quý I/2025 đạt 35.000 tỷ đồng, tăng 116% so với cùng kỳ, trong khi doanh số chưa bàn giao đạt tới 120.000 tỷ đồng.
Còn với Công ty Nhà Khang Điền, trong quý vừa qua, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt 710 tỷ đồng, tăng trưởng 113% so với cùng kỳ năm 2024. Lợi nhuận gộp của Khang Điền cũng được cải thiện, từ 174 tỷ đồng trong quý I năm ngoái lên 307 tỷ đồng trong quý vừa qua. Sau khi trừ các chi phí và thuế, Khang Điền báo lãi sau thuế 119 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ tăng hơn 92%, lên 122 tỷ đồng.
Mặc dù ghi nhận tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm trước, song kết quả quý này vẫn còn rất khiêm tốn so với kế hoạch kinh doanh mà Khang Điền đã thông qua cho cả năm 2025, khi đặt mục tiêu doanh thu 3.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 16% và 24,4% so với thực hiện năm 2024.
Nam Long cũng có một quý tăng trưởng ấn tượng khi doanh thu hơn 1.290 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ năm ngoái nhờ bàn giao các dự án Akari (quận Bình Tân) và Central Lake (Cần Thơ). Lãi ròng đạt gần 110 tỷ đồng, đảo chiều so với khoản lỗ 65 tỷ đồng cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025 cho thấy, thị trường bất động sản vẫn đang ở giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ. Những doanh nghiệp có nền tảng pháp lý tốt, dòng tiền khỏe và tập trung vào nhu cầu thực vẫn ghi nhận tăng trưởng tốt.
Nhiều cơ hội lớn cho thị trường bất động sản
Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Nam Long đánh giá, thị trường bất động sản năm 2025 chứng kiến một bức tranh phức tạp với nhiều thách thức song hành cùng cơ hội. Về thách thức, ông Quang chỉ ra tình trạng lệch pha cung - cầu giữa các phân khúc của thị trường. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị kéo dài trên thế giới có thể dẫn đến những thay đổi khó lường trong chính sách và tình hình kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, thị trường vẫn sở hữu những động lực tăng trưởng mạnh mẽ. Theo ông, nhu cầu ở thực và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vẫn rất lớn. Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công, phát triển hạ tầng. Ngân hàng Nhà nước có xu hướng duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, giữ lãi suất ở mức thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường. Đặc biệt, các nút thắt pháp lý đang dần được tháo gỡ và chính quyền các cấp ưu tiên đẩy nhanh quy trình phê duyệt dự án.
Trong bối cảnh chung, Nam Long vẫn bày tỏ sự tin tưởng vào tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2025, dựa trên nền tảng nhu cầu thực và những động lực tăng trưởng đang dần được khơi thông.
Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Novaland nhận định, năm 2025 mang đến nhiều cơ hội lớn cho thị trường bất động sản Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường cũng phải đối diện với không ít khó khăn và áp lực, xuất phát từ những yếu tố như bất ổn kinh tế vĩ mô, quá trình cải cách thể chế, độ trễ trong việc thực thi các luật mới, những trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn, cũng như những thách thức về hạ tầng và quy hoạch.
Riêng với Novaland, năm 2025 được xác định là một bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của Tập đoàn thông qua một chiến lược mới: mở rộng sang phân khúc nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình. Novaland đang xin chủ trương chuyển đổi khu Cảng Phú Định (quận 8, TP.HCM) gần 50 ha, Khu Quán tre (quận 12, TP.HCM) gần 10 ha sang nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập trung bình.
Theo ông Nhơn, dù chiến lược này có thể không mang lại lợi nhuận đột phá, nhưng sẽ đảm bảo sự bền vững nhờ dòng tiền ổn định và phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở của quốc gia.
-
Nhân viên Park Hill Premium làm việc hết công suất trong ngày mở bán Park 9 và Park 11 -
Hà Nội phê duyệt quy hoạch Thành phố Công nghệ xanh rộng 57,5 ha tại Nam Từ Liêm -
Vingroup khởi công dự án Vinpearl Paradise Villas tại Phú Quốc -
Goldmark City - Sốt hàng trước ngày ra mắt khu Sapphire -
Giải mã “cơn sốt” Premier Village Đà Nẵng Resort -
Sờ gáy 4 dự án bất động sản "lùm xùm" tại Hà Nội -
Thêm 150 căn hộ khu vực Thanh Xuân
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
2 Thuế nhập khẩu ô tô lớn từ Mỹ về 0%, giá xe biến động ra sao
-
3 Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây
-
4 Chung cư, đất nền đạt đỉnh, nhà đầu tư chùn tay
-
5 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”