-
Chủ tịch UBND TP.HCM: Đã gỡ vướng dứt điểm 8 dự án bất động sản -
Đô thị công nghiệp - mô hình bền vững, xu thế phát triển của các thủ phủ kinh tế -
Giá căn hộ Hà Nội vẫn khó giảm -
Liên Chiểu vươn mình thành “quận kinh tế” mới của Đà Nẵng, đón chuỗi dự án nâng tầm vị thế -
Sống xanh giữa lòng đô thị , giấc mơ thành hiện thực -
[Emagazine] The Continental - Tâm điểm phồn hoa giữa thành phố thương mại quốc tế -
Hà Nội nêu lý do một số chung cư chưa được cấp "sổ hồng"
Công ty con của Keppel bán vốn tại Saigon Centre. Trong ảnh: Bên ngoài khu vực Dự án Saigon Centre giai đoạn III. Ảnh: Lê Toàn |
Nhộn nhịp thương vụ
Thông báo chuyển nhượng vốn điều lệ Công ty Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI (SDI) vào đầu năm nay, đến cuối cuối quý III/2024, Vingroup đã thoái 100% vốn tại SDI với tổng giá trị thương vụ khoảng 39.100 tỷ đồng (tương đương 1,54 tỷ USD) và đã nhận toàn bộ số tiền này.
SDI sở hữu trên 99% vốn điều lệ của Công ty Kinh doanh Thương mại Sado - cổ đông nắm 41,5% vốn của Vincom Retail (đơn vị phụ trách mảng bất động sản bán lẻ của Vingroup). Thông qua thương vụ trên, Vingroup gián tiếp thoái vốn khỏi Sado và Vincom Retail. Tập đoàn này chỉ còn sở hữu trực tiếp 18,4% vốn tại Vincom Retail.
Nhóm nhà đầu tư mua vốn của SDI gồm 4 doanh nghiệp tại TP.HCM, gồm Công ty Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Thiên Phúc, Công ty Đầu tư và Phát triển Falcon, Công ty Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Emerald và Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh NP, với tỷ lệ sở hữu vốn tại SDI lần lượt là 16%; 12,5%; 10,5% và 16%
Trong mảng bán lẻ, Tập đoàn KIDO hoàn tất giao dịch theo từng giai đoạn để nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty cổ phần Hùng Vương - đơn vị quản lý và vận hành trung tâm thương mại Hùng Vương Plaza (quận 5, TP.HCM) - lên 75%.
AEON Mall cũng tiếp tục kế hoạch mở rộng với sự kiện khai trương AEON Mall Huế vào tháng 9/2024. Bên cạnh đó, ông lớn bán lẻ đến từ Nhật Bản này đã mua lại khu đất rộng 10,5 ha tại Thanh Hóa để làm trung tâm thương mại lớn nhất miền Trung, đồng thời đã được phê duyệt quy hoạch tổng thể 1/500 cho Dự án AEON Mall tại TP. Biên Hòa.
Mảng bất động sản nhà ở cũng ghi nhận nhiều thương vụ đáng chú ý. Jencity Limited (công ty con của Keppel, Singapore) đang tiến hành thoái 70% vốn tại Công ty TNHH Saigon Sports City (chủ đầu tư Dự án Saigon Sports City 64 ha).
Tổng giá trị thương vụ khoảng 344 - 391 triệu đô la Singapore (khoảng 6.558 - 7.450 tỷ đồng), phụ thuộc vào kết quả thực hiện các cam kết theo thỏa thuận, đặc biệt là tiến độ phê duyệt pháp lý dự án. Bên nhận chuyển nhượng bao gồm Công ty TNHH HTV Đại Phước (sẽ mua 35%) và Công ty cổ phần Bất động sản Vinobly (sẽ mua 35%).
Keppel cũng thông báo, công ty con Himawari VNSC3 đã phát hành 46,3 triệu cổ phiếu phổ thông mới cho Toshin Development (Nhật Bản). Toshin sẽ trả khoảng 46,4 triệu USD (1.142 tỷ đồng) cho thương vụ này và thanh toán thành 7 đợt. Đợt cuối cùng sẽ được thanh toán sau khi Dự án Saigon Centre giai đoạn III được cấp giấy phép xây dựng.
Tất nhiên, cần thêm nhiều thời gian để hai thương vụ trên hoàn thành, song những động thái này đã hâm nóng thị trường M&A bất động sản trong giai đoạn cuối năm, bởi từ đầu năm đến quý III/2024, có rất ít thương vụ giá trị lớn trong mảng nhà ở.
Với bất động sản nghỉ dưỡng, Novaland hoàn tất thương vụ chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Công ty Huỳnh Gia Huy (chủ đầu tư Dự án NovaHills Mui Ne tại Bình Thuận) cho Tập đoàn EverLand, giá trị chuyển nhượng khoảng 1.900 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Novaland cho biết đang tiến hành thanh lý tài sản với tổng số tiền dự kiến hơn 25.400 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD). Trong 6 tháng đầu năm, Novaland chào bán 15 tài sản, đã bán thành công một tài sản và thu về 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, Novaland đã ký các hợp đồng nguyên tắc bán 7 tài sản với tổng trị giá trên 12.360 tỷ đồng; ký các biên bản ghi nhớ bán 3 tài sản khác có tổng trị giá khoảng 9.100 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, Tập đoàn cũng nhận được các thư đề nghị mua 3 tài sản với tổng trị giá gần 2.000 tỷ đồng.
M&A nhà ở chờ khối ngoại chuyển mình
Nhìn vào các thương vụ M&A được chốt hoặc công bố thời gian qua, có thể thấy, thị trường M&A bất động sản vẫn thiếu vắng sự hiện diện của khối ngoại. Chỉ số ít thương vụ có thể kể đến như Tập đoàn Kim Oanh hợp tác với 3
doanh nghiệp gồm NTT Urban Development, Sumitomo Forestry, Kumagai Gumi Co Ltd (Nhật Bản) để phát triển Dự án The One World (Bình Dương); Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) mua lại 25% cổ phần Dự án Paragon Đại Phước từ Nam Long với giá khoảng 26 triệu USD.
Trong khi đó, phân khúc bất động sản công nghiệp chứng kiến thương vụ Tripod Technology Corporation mua lại một lô đất công nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu từ Sonadezi Châu Đức; Quỹ Mapletree Logistics Trust (Singapore) đầu tư 68,4 triệu USD để mua lại 2 nhà kho hạng A tại Bình Dương và Hưng Yên.
Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn TP.HCM (CBRE Việt Nam) chia sẻ, trong 3 năm qua, các nhà đầu tư nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện thủ tục pháp lý. Do vậy, họ phải có động thái tái cấu trúc, xem xét lại từng dự án và phải thoái vốn một phần.
“Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến CBRE để hỏi xem số lượng dự án được chào bán có tăng không, tình hình pháp lý có được cải thiện hay không… Họ đang chờ đợi để có thêm những con số cụ thể, rõ ràng hơn, từ đó mới quyết định có tham gia thị trường hay không”, bà Thanh cho biết thêm.
Nêu thực trạng tại TP.HCM trong 9 tháng qua chưa ghi nhận dự án nhà ở nào thực hiện M&A, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) chia sẻ, Luật Kinh doanh bất động sản quy định, bên chuyển nhượng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính, thì mới được phép chuyển nhượng, nên khiến không ít giao dịch gặp ách tắc.
Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, “khẩu vị” M&A của nhà đầu tư nước ngoài vẫn hướng vào bất động sản nhà ở, nhưng số lượng giao dịch rất hạn chế”. Vị chuyên gia này cho biết, việc phát triển các dự án mới gặp nhiều khó khăn vì quỹ đất hạn chế và thời gian hoàn thiện thủ tục pháp lý kéo dài, nên nhiều nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng đầu tư vào các tài sản tạo ra dòng tiền như tòa nhà văn phòng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ dịch vụ.
Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 16 năm 2024 - sự kiện thường niên uy tín về mua bán - sáp nhập doanh nghiệp và kết nối đầu tư do Báo Đầu tư tổ chức dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sẽ được tổ chức tại Khách sạn JW Marriott Saigon (TP.HCM) vào thứ Tư, ngày 27/11/2024.
Với chủ đề “Nhộn nhịp thương vụ/A Blossoming Market”, Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2024 sẽ thảo luận chuyên sâu về các cơ hội M&A đang trỗi dậy vào các lĩnh vực tiềm năng như bất động sản, bán lẻ, công nghệ, năng lượng tái tạo, dịch vụ tài chính và logistics.
Sự kiện sẽ có các hoạt động chính sau:
Hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế.
Vinh danh các thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu giai đoạn 2023 - 2024.
Phát hành Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A 2024 (song ngữ Việt - Anh).
-
Ninh Thuận tạm ngưng hoạt động sàn giao dịch bất động sản của Hacomland -
Cẩn trọng với dự án bất động sản chưa đủ pháp lý -
TP.HCM gỡ vướng thêm 5 dự án bất động sản, dự kiến thu trên 18.000 tỷ đồng -
Quảng Nam đề xuất chi 416 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư dự án nhà ở xã hội -
Giá trị bất động sản gia tăng nhờ kết hợp quy hoạch bài bản và lợi thế điều kiện tự nhiên -
Những dự án chung cư giữ nhịp thị trường bất động sản phía Nam -
Lãi suất vay mua nhà tưởng thấp mà… không phải vậy
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng