-
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ -
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền đi ngang, căn hộ dần hồi phục -
Người dân không dám vay mua nhà, dù lãi suất đã giảm -
Đất đấu giá Thanh Oai “hạ sốt” nhưng giá trúng vẫn lên tới 90 triệu đồng/m2
Biến động của thị trường bất động sản luôn thu hút sự quan tâm không chỉ của riêng nhà đầu tư mà cả xã hội, bởi nó tác động đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong bối cảnh thị trường đang có nhiều thông tin nhiễu loạn, thì phiên tòa xét xử Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch Công ty Địa ốc Alibaba cùng 22 bị can vào ngày 12/8 tới đang thu hút sự chú ý của dư luận vì đây là vụ án đã để lại hậu quả rất lớn.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân TP.HCM, Nguyễn Thái Luyện và 22 đồng phạm đã thành lập 22 pháp nhân, vẽ ra 58 dự án bất động sản không có thật tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận, tự phân lô, tách thửa để bán cho 4.361 bị hại, chiếm đoạt số tiền 2.264 tỷ đồng.
Thủ đoạn của các bị cáo trong vụ án Công ty Alibaba là đứng ra thâu tóm đất nông nghiệp với giá rẻ. Sau đó, các lô đất được Nguyễn Thái Luyện cùng người thân của mình phù phép bằng cách vẽ lên những dự án “ma”, đánh vào tâm lý khách hàng muốn mua nhà đất giá rẻ. Nhóm này tự làm hạ tầng như làm đường, dựng cột điện... trên đất nông nghiệp mà không dựa vào quy hoạch và xin phép.
Không chỉ vụ án Công ty Alibaba, do thiếu thông tin khiến hàng ngàn bị hại sập bẫy, mà những lần sốt đất liên tục diễn ra thời gian qua cũng chung một kịch bản, đó là do thiếu thông tin chính xác và thiếu cảnh báo kịp thời của cơ quan chức năng. Các đối tượng gây ra cơn sốt không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền vẫn có thể tạo sóng thị trường bất động sản để trục lợi, để lại hệ lụy rất lớn khi cơn sốt qua đi.
Bởi vậy, những quy định mới trong Nghị định 44/2022/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, được kỳ vọng sẽ giúp thị trường phát triển minh bạch, bền vững.
Theo đó, hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản được xây dựng thống nhất trên toàn quốc, nhằm chia sẻ, cung cấp thông tin cơ bản về nhà ở và thị trường bất động sản cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân, phục vụ công tác quản lý nhà nước. Việc công bố các số liệu thống kê về nhà ở và thị trường bất động sản là bắt buộc để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, từ ngày 15/8 tới, mọi thông tin về dự án bất động sản phải được các chủ đầu tư công khai minh bạch như diện tích, pháp lý, tổng vốn đầu tư, loại hình bất động sản... Thậm chí các thông tin về kinh doanh cũng phải công bố, từ số lượng căn bán được trong kỳ, giá bán, giá cho thuê đến lượng tồn kho.
Về phía cơ quan quản lý, Bộ Xây dựng sẽ công bố các thông tin cơ bản về nhà ở và thị trường bất động sản trên phạm vi toàn quốc tại hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản định kỳ hàng quý.
Ngày cuối cùng của quý, các số liệu thống kê như tổng số dự án bất động sản được cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp phép xây dựng, khởi công; số lượng, diện tích các loại bất động sản của dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh; số lượng các loại bất động sản của dự án được giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản; chỉ số giá giao dịch bất động sản; số lượng giao dịch bất động sản sẽ được công bố...
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, việc ban hành Nghị định 44/2022/NĐ-CP có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của thị trường bất động sản.
Những thông tin được công khai sẽ giúp ích cho Nhà nước, doanh nghiệp, các khách hàng và nhà đầu tư. Theo đó, Nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý thông tin thị trường, kiểm soát các đợt sốt đất ảo và giảm rủi ro cho nhà đầu tư. Trong khi đó, khách hàng mua bất động sản cũng sẽ có thông tin để xác minh lại về dự án, tính pháp lý, tiềm năng đầu tư.
“Sau khi đi vào thực tiễn, Nghị định 44 sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc minh bạch thị trường bất động sản, giúp thị trường phát triển lành mạnh, bền vững. Đây cũng là động thái quyết liệt của Chính phủ nhằm từng bước thực hiện các chính sách mới liên quan đến thị trường đã được định hướng trong Nghị quyết 18-NQ/TW như đánh thuế bất động sản, định giá đất theo giá thị trường...”, ông Đính khẳng định.
-
Ninh Thuận thông tin tình hình triển khai Dự án Sunbay Park Hotel & Resort -
Tiềm năng sinh lời của bộ sưu tập biệt thự trên không InterContinental trước thềm vận hành quý I/2025 -
Nghệ An giao gần 273.000 m2 đất cho doanh nghiệp thực hiện dự án khu đô thị -
Vân Đồn - Tâm điểm Bất động sản nghỉ dưỡng kết nối giao thương quốc tế
-
Nghệ An: Dự án Đường dây 220kV Đô Lương - Nam Cấm sẽ khởi công vào tháng 12/2024 -
Vì sao bất động sản khu vực Linh Đàm vẫn luôn thu hút khách mua ở thực? -
Cung điện Kỳ sắc bốn mùa - Bệ phóng mới cho du lịch Móng Cái -
Tiếp nối hành trình “Sống phong cách Masteri” ở phía Bắc Hà Nội -
Công trường nhộn nhịp trở lại, hàng ngàn sản phẩm bất động sản của Novaland được bàn giao -
Cư dân Happy One Central hào hứng chào đón cụm tiện ích giải trí mới -
Dự án “hàng hiếm” tại Linh Đàm: Thiết kế vượt trội mê mẩn khách ở thực
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"