-
Thanh tra dự án bất động sản có giá tăng bất thường; Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở xã hội -
Chưa thể thanh toán lãi gói trái phiếu 320 triệu USD, Novaland tiếp tục đàm phán giãn nợ -
Để cư dân không phải “ở trọ” trong chính căn nhà của mình -
TP.HCM gỡ vướng 41 dự án, cấp sổ hồng cho 27.575 căn hộ -
Huế đạt tổng doanh thu bất động sản hơn 1.623 tỷ đồng trong năm 2024 -
Tối ưu chi phí, bài toán cân não của doanh nghiệp địa ốc -
Doanh nghiệp địa ốc tích cực mở rộng quỹ đất
Ấn phẩm mới xuất bản toàn Ấn phẩm mới xuất bản toàn cầu của Cushman & Wakefield “Những thách thức và cơ hội tại các thị trường tiên phong và mới nổi” có nói tới các quốc gia VIP tại châu Á - Thái Bình Dương được xếp hạng cao. Ông có thể cho biết chi tiết hơn về điều này?
Ông Timothy Horton, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn bất động sản Cushman & Wakefield Việt Nam |
Trong ấn phẩm mới xuất bản, 7 thị trường tại châu Á - Thái Bình Dương đã được xếp hạng cao trong danh sách các thị trường tiên phong và mới nổi trên thế giới. Trong đó, Việt Nam, Indonesia và Philippines được đánh giá cao (VIP) với các phân tích chuyên sâu về đặc tính, hoạt động của nền kinh tế.
Các nước VIP, đặc biệt là Việt Nam, trong 10 năm qua, đã rất nỗ lực để tăng thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, thông qua việc nâng cao công tác quản lý chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và cải thiện tính minh bạch. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực trong quản lý chặt chẽ chính sách tài khóa và tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao vị trí của Việt Nam trên Bảng xếp hạng Tín nhiệm Moody được công bố tháng 7 vừa qua.
Theo ông, các doanh nghiệp nước ngoài đang có cơ hội và thách thức gì khi đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực bất động sản?
Những nỗ lực trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng và các biện pháp xử lý nợ xấu của Chính phủ đã mang đến niềm tin mạnh mẽ cho những nhà đầu tư đang hiện diện tại Việt Nam hoặc những nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội tại thị trường này.
Thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua các giai đoạn suy giảm chậm, phục hồi rồi ổn định, nhưng tồn đọng một lượng lớn các loại tài sản đóng băng lâu hơn dự tính. Chúng tôi đã thấy sự gia tăng nhu cầu giao dịch với các tài sản đang hoạt động có dòng tiền ổn định tại Việt Nam, dù cấp độ rủi ro cao hơn.
Ngoài ra, thị trường đang thiếu các dự án quy mô tầm cỡ, nguồn cung phân khúc này rất nhỏ, trong khi nguồn cầu gia tăng mạnh mẽ. Các tài sản này nếu đặt trong bối cảnh thị trường bất động sản đã phát triển ổn định, thì tỷ lệ lợi nhuận mang lại tương đối thấp, nhưng tại thị trường Việt Nam lại được giao dịch với tỷ lệ lợi nhuận cao, dưới 10%.
Nhìn chung, phần lớn những giao dịch trên thị trường thời gian qua được thực hiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi cũng thấy sự gia tăng đáng kể sự hiện diện của các tập đoàn lớn trong nước trong các thương vụ vừa qua.
Ông nhận định gì về thị trường bất động sản Việt Nam năm 2014 và những năm kế tiếp?
Năm 2014 đánh dấu bước chuyển trong niềm tin thị trường, chậm nhưng tích cực. Lần đầu tiên trong vòng 4 năm qua, chúng ta ghi nhận được số lượng lớn các công ty nước ngoài và trong nước cam kết đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam. Hiện nay, trên đa số các loại bất động sản, vẫn còn nhiều tài sản tiềm năng nhờ có vị trí, quy mô và đặc điểm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nhiều chủ tòa nhà tỏ ra hợp tác hơn trong quá trình thương thuyết với các đối tác tiềm năng, khi đưa ra mức giá mà tại thời điểm nóng như những năm 2007 - 2008 là không thể có được.
Các tập đoàn đa quốc gia không ngừng mở rộng quy mô, các doanh nghiệp công nghệ và sản xuất hàng tiêu dùng nhanh sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ trong trung hạn, nhờ nhiều khuyến khích hỗ trợ từ Chính phủ. Theo sau những bước đầu tư này, đương nhiên bất động sản sẽ được hưởng lợi.
Ý kiến của ông về việc Việt Nam đang đón làn sóng M&A thứ hai?
Tôi không chắc liệu đây có phải sóng M&A thứ hai không, nhưng đúng là thị trường M&A đã sôi động hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số nhà đầu tư lớn đang lưỡng lự và chờ kết quả từ quá trình xử lý nợ xấu của Chính phủ, cũng như Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) liệu có trở thành công cụ xử lý nợ xấu hay không.
Để cải thiện niềm tin của nhà đầu tư tại thị trường bất động sản, Chính phủ nên đẩy mạnh tham gia các hiệp định thương mại, nới lỏng luật lệ, tăng cường nâng cao cơ sở vật chất, kiểm soát chính sách tiền tệ, liên tục giám sát tỷ lệ lạm phát...
Hồng Sơn
-
Cuộc đua săn tìm nhà liền thổ “3 trong 1” ở miền Trung -
Đấu giá thành công, TTC Land chính thức sở hữu 100% dự án Cù Lao Tân Vạn -
Triển vọng nào cho các nhà đầu tư vào Dự án Diêm Điền Riverside? -
Tình cảnh doanh số trái ngược trong phân khúc A: Xe xăng tụt dốc “thê thảm”, xe điện dẫn đầu thị trường
-
Người dân “ngóng” sổ hồng, TP.HCM dự kiến sẽ cấp sổ cho 38.000 căn hộ trong năm 2025 -
Nhà đầu tư FestiHome Phú Quốc “kê cao gối ngủ” với cam kết lợi nhuận 30% trong 3 năm -
Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở xã hội, phần lớn nằm tại huyện Thường Tín -
Đồng Nai dự kiến đấu giá 39 khu đất trong năm 2025 -
The Beverly đón dòng người khổng lồ tới trải nghiệm, an cư sau cú hích Metro số 1 -
Quảng Nam điều chỉnh tiến độ Khu du lịch nghỉ dưỡng Bến Trễ Hội An -
Công ty Vĩnh Hoàng trúng đấu giá khu đất hơn 14.000 m2 tại Thành phố Huế
- Shanghai Electric giới thiệu các công nghệ phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh năng lượng tương lai thế giới
- Trò chơi máy tính trực tuyến huyền thoại nhiều người chơi Gunbound quay trở lại
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Mouser Electronics bố sung hơn 10.000 linh liện mới vào danh mục phân phối
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn