
-
Cả nước có 9 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát
-
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam chưa hết khó
-
Những “tay chơi” mới nổi trên thị trường địa ốc
-
Điểm danh những dự án nhà ở xã hội tại nội thành Hà Nội -
Hà Nội mở bán 308 căn nhà ở xã hội gần Vinhomes Riverside, giá chỉ 16 triệu đồng/m2 -
Bất động sản Bình Dương sắp có đợt biến động giá mới -
Bất động sản công nghiệp giữ thăng bằng giữa bão thuế quan
![]() | ||
Cổng vào Dự án Castle Plaza tại 136 Hồ Tùng Mậu của Công ty Việt Hân. Ảnh: Nguyên Minh |
Thậm chí, doanh nghiệp đã làm xong dự án, thu phần lớn tiền bán nhà, nhưng tiền sử dụng đất vẫn chây ỳ để chờ cơ chế được miễn thuế, phí.
Không phải là doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất nhiều nhất trong danh sách các chủ đầu tư bị Cục Thuế Hà Nội nhắc nhở mới đây, nhưng cái tên Công ty Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân (Công ty Việt Hân) vẫn "nổi như cồn" vì ông chủ của dự án này là ông Đinh Trường Chinh, người vừa trải qua vụ ly hôn nhiều tai tiếng với hoa hậu Diễm Hương.
Theo giới thiệu, Công ty Việt Hân là chủ đầu tư của hàng loạt dự án lớn như: Dự án Dream City tại Phú Thọ, Skypark Long Điền, Dự án khu dân cư Việt Hân 3 tại Vũng Tàu.
Tại Hà Nội, Công ty Việt Hân sở hữu Dự án Castle Plaza, nằm trên khu đất mặt đường Hồ Tùng Mậu, với quy mô lên đến 12,17 héc-ta.
Theo quy hoạch được phê duyệt, Dự án Castle Plaza là khu tổ hợp nhà ở, văn phòng, dịch vụ cao cấp. Mặc dù có vị trí được đánh giá là “đất vàng” của Hà Nội, nhưng Dự án Castle Plaza đang “đắp chiếu” từ 3 năm nay. Ngay nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, chủ đầu tư cũng không chịu thực hiện. Do nợ tiền thuế đất, dự án lại bị bỏ hoang không được triển khai trong nhiều năm, Castle Plaza từng bị TP. Hà Nội đưa vào "danh sách đen" nhắc nhở thu hồi.
Mới đây, Dự án Castle Plaza đã được Thành phố tiếp tục cho phép triển khai. Dù vậy, nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện. Số tiền thuế Công ty Việt Hân vừa bị Cục Thuế Hà Nội nhắc nhở còn nợ lên đến 213 tỷ đồng.
Có mặt trong danh sách nợ thuế với số tiền lên đến hơn 200 tỷ đồng, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Việt Hà cũng đang làm chủ đầu tư hàng loạt dự án lớn tại Hà Nội, như: Dự án khu đô thị Tràng An tại Nghĩa Đô; Dự án khu nhà ở hỗn hợp Việt Hà tại quận Từ Liêm; hay Dự án trung tâm thương mại Lĩnh Lam, quận Hoàng Mai… Tuy nhiên, hiện phần lớn số dự án này đều bị chậm tiến độ hoặc chưa triển khai…
Trong khi dự án chưa triển khai, việc nợ thuế còn có thể “thông cảm”, thì với những dự án chủ đầu tư đã hoàn thiện, hoặc đang trong giai đoạn hoàn thiện và đã thu phần lớn tiền từ phía khách hàng, việc nợ thuế sử dụng đất dù được giải thích vì lý do gì cũng khó chấp nhận.
Cụ thể, Dự án HH5 Đô thị Việt Hưng cũng của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), dù đã được đưa vào sử dụng từ lâu, nghĩa là doanh nghiệp đã thu hết tiền của khách hàng, nhưng HUD vẫn còn nợ tiền sử dụng đất lên đến 42 tỷ đồng. Trong khi tại Dự án Tây Nam Linh Đàm vẫn của chủ đầu tư HUD, phần lớn dự án đã được triển khai, bán hàng và thu tiền, nhưng doanh nghiệp vẫn còn nợ tiền sử dụng đất lên đến 125 tỷ đồng.
Tại Dự án Beriver Long Biên của CTCP Đầu tư xây dựng số 9 (Hanco 9), dù sắp hoàn thiện và thu phần lớn tiền mua nhà của khách hàng, doanh nghiệp cũng nợ tiền sử dụng đất lên đến trên 100 tỷ đồng. Trả lời về việc thực hiện nghĩa vụ thuế, đại diện lãnh đạo Hanco 9 cho biết, doanh nghiệp này sẽ đóng vào năm 2015, khi dự án được hoàn thành và bàn giao cho khách hàng.
Trong khi doanh nghiệp đang nợ thuế trăm tỷ, phía đại diện Hanco 9 đang kỳ vọng chính sách miễn các loại thuế, phí chậm nộp cho các doanh nghiệp có thể được thực hiện trong thời gian tới đây có thể phần nào giảm áp lực nợ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp này.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, theo quy trình, doanh nghiệp phải nộp tiền sử dụng đất mới được giao đất. Vì thế, nếu doanh nghiệp được giao đất và đang sử dụng đất mà chưa nộp tiền sử dụng đất thì không thể không nói đến sự tắc trách của các cơ quan tham mưu và quản lý đất đai trên địa bàn. Việc các doanh nghiệp chây ỳ không được xử lý rốt ráo sẽ tạo nên sự mất công bằng và sự “tị nạnh” từ những đơn vị làm ăn nghiêm túc.
Cũng theo GS. Đặng Hùng Võ, hiện Chính phủ đang có chính sách cho doanh nghiệp được chậm tiền sử dụng đất, nhưng chậm không có nghĩa không phải nộp. Vì thế, doanh nghiệp đừng bao giờ kỳ vọng được xóa tiền sử dụng đất và các cơ quan quản lý trên địa bàn phải có thái độ dứt khoát với tình trạng này.
Nguyên Minh (Đầu tư Bất động sản)
-
Chủ đầu tư 6th Element chọn Đông Dương Home Interior làm nhà cung cấp tủ bếp và thiết bị bếp -
Hiểu đúng về phong thủy nhà ở -
Phương pháp dụng Mộc trong phong thủy -
Gương trong phong thủy -
Sắp có biệt thự dưới nước đầu tiên trên thế giới -
Tin vào bản photo sổ đỏ, tôi mua nhà đắt mà cứ ngỡ được rẻ -
Bẫy lãi suất trong giấc mơ mua nhà
-
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện
-
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
SERES ra mắt hệ sinh thái An toàn thông minh tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025
-
Chery LEPAS ra mắt toàn cầu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500