-
Hà Nội: Huyện Thanh Oai tiếp tục mở đấu giá đất, liệu có lập đỉnh mới? -
Hàng tỷ USD vốn ngoại đang đổ vào bất động sản Việt Nam -
“Nín thở” chờ bảng giá đất mới -
Gia tăng lượng bất động sản tồn kho khu vực phía Nam -
Hải Dương quy định hạn mức đất ở tại đô thị và nông thôn -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra bất động sản có yếu tố thổi giá; Đầu tư địa ốc dễ thành công hơn chứng khoán? -
Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào?
Ảnh minh họa. |
Đua nhau “bung hàng”
Sau thời gian yên ắng do thực hiện giãn cách, các doanh nghiệp bất động sản phía Nam bắt đầu “bung hàng” trong quý cuối năm 2021.
Tại Long An, Tập đoàn Thắng Lợi đã tổ chức lễ “kick off” trực tuyến giai đoạn III Dự án The Sol City. Ông Trần Thế Anh, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Thắng Lợi cho biết, trong đợt mở bán lần này, Công ty có nhiều chính sách dành cho nhà đầu tư và khách hàng có nhu cầu ở thực. Trong tháng 10, Công ty sẽ triển khai nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, như rút thăm trúng thưởng. Bên cạnh đó, tất cả khách hàng giao dịch thành công tại Dự án The Sol City còn có cơ hội tham gia rút thăm trúng thưởng một xe Mercedes-Benz C-180 trị giá 1,5 tỷ đồng.
Tại TP.HCM, Tập đoàn Hưng Thịnh cũng phát đi thông báo sắp ra mắt Dự án Moonlight Centre Point tại Khu y tế kỹ thuật cao quận Tân Bình. Dự án có diện tích hơn 2 ha, với 1.200 căn hộ chung cư diện tích 55 - 90 m2. Theo ông Nguyễn Nam Hiền, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh, dự án này đánh dấu sự trở lại của Tập đoàn Hưng Thịnh sau 3 năm vắng bóng phát triển dự án mới tại TP.HCM.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Hưng Thịnh còn đang mở bán giai đoạn tiếp theo ở 2 dự án tại Bình Dương và Đồng Nai, với hơn 2.000 căn hộ. Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt vào tháng 11, thì doanh nghiệp sẽ mở bán tiếp 1 dự án mới tại TP. Vũng Tàu.
Đại diện Tập đoàn Novaland cũng cho biết, khi các tỉnh mở cửa lưu thông trở lại, doanh nghiệp sẽ cho triển khai mở bán mạnh các dự án tại Phan Thiết (Bình Thuận), Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Dự án Aqua City (Đồng Nai)... với số lượng lên tới trên 5.000 sản phẩm.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp bất động sản phía Nam như Trần Anh Group, Cát Tường Group, Phú Đông Group, Danh Khôi Group… cũng đều có dự án bất động sản tại Long An, Bình Dương, Đồng Nai chờ mở bán vào tháng 10, khi các địa phương cho “mở cửa” nền kinh tế.
Mong giải pháp trợ lực
Từ giữa tháng 9/2021, ông Cao Hữu Phi, Tổng giám đốc COPiHOME đã lên kế hoạch cho sự trở lại của Công ty, nhưng hiện nay, việc triển khai gặp khá nhiều khó khăn, bởi các dự án đều nằm tại Bình Phước, Lâm Đồng, trong khi việc di chuyển giữa các tỉnh, thành thành phố vẫn chưa được quy định rõ ràng. Chưa kể, hơn một nửa nhân viên của Công ty vẫn chưa hoàn thành 2 mũi tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Ông Phi kiến nghị, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các tỉnh, thành phố để thống nhất các thủ tục, giấy tờ, đảm bảo liên thông kinh tế ở trạng thái bình thường mới.
Cùng chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Hà Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Nalico cho biết, thời gian qua, việc thực hiện xét nghiệm cho nhân viên và các thủ tục xin cấp giấy đi đường mất nhiều thời gian, chi phí. Cùng với đó, việc ngừng thi công một số công trình khiến dự án không đạt tiến độ đề ra, dòng tiền của doanh nghiệp bị tắc.
Để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng khôi phục hoạt động, ông Phương kiến nghị Chính phủ có cơ chế kích cầu để hỗ trợ doanh nghiệp. Các vướng mắc pháp lý cũng cần được tháo gỡ một cách nhanh chóng, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất thấp và giãn, hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp…
Ông Phạm Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần DKRA Việt Nam chia sẻ, qua một thời gian dài ngưng trệ, hầu hết doanh nghiệp đều khó khăn về nguồn lực. Do đó, bên cạnh việc giảm lãi suất, giãn nợ cho các doanh nghiệp, Chính phủ cần có thêm gói hỗ trợ dành cho người mua nhà sau dịch, tương tự gói 30.000 tỷ đồng trước đây. Bởi nếu doanh nghiệp được giảm lãi suất, giãn nợ, nhưng không có người mua, thì hoạt động sản xuất - kinh doanh vẫn tiếp tục khó khăn.
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản gửi UBND TP. HCM góp ý Dự thảo “Chỉ thị điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố”. Trong văn bản này, HoREA đề nghị bổ sung đối tượng được hỗ trợ là các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, dịch vụ, môi giới bất động sản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động trong tình trạng “bình thường mới”, sống chung an toàn với Covid-19 kể từ ngày 1/10.
Bài viết triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.
Xem thêm nội dung TẠI ĐÂY!
-
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra, rà soát việc liên tục mua đi, bán lại bất động sản có yếu tố thổi giá -
Đầu tư bất động sản có dễ thành công hơn đầu tư chứng khoán -
Doanh nghiệp địa ốc “tìm nhau” để phát triển dự án -
Dự cảm không lành về bất động sản vùng ven Hà Nội -
"Bắt sóng" chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp -
Việt Nam là thị trường cốt lõi của CapitaLand Development -
TP.HCM: Bỏ điều kiện về quy hoạch trong dự thảo quy định tách thửa
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3